* Nhiều sự kiện thế giới trong tuần qua đăng tải trên Thainguyentv.vn được dư luận quan tâm

Nhật Bản- Tân Chủ tịch LDP nhậm chức Thủ tướng vào ngày 4/10:

Ông Fumio Kishida, 64 tuổi, sẽ được bầu làm Thủ tướng khi Quốc hội triệu tập phiên họp bất thường vào ngày 4/10, sau khi liên minh cầm quyền do LDP lãnh đạo kiểm soát cả hai viện.

Theo hãng thông tấn Kyodo, Tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản - ông Fumio Kishida, sẽ nhậm chức Thủ tướng vào ngày 4/10 và thành lập nội các, cơ quan được giao nhiệm vụ duy trì kiểm soát dịch COVID-19, đồng thời hồi sinh nền kinh tế vốn chịu nhiều thiệt hại.

Ông Kishida cũng dự kiến tăng cường hợp tác với Mỹ nhằm chống lại những yêu sách ngày một gia tăng và hoạt động tăng cường quân đội của Trung Quốc, cũng như giải quyết việc Triều Tiên mới đây nối lại các vụ thử tên lửa đạn đạo.

Ông Kishida, 64 tuổi, sẽ được bầu làm Thủ tướng khi Quốc hội triệu tập phiên họp bất thường vào ngày 4/10, sau khi liên minh cầm quyền do LDP lãnh đạo kiểm soát cả hai viện.

Báo hiệu sự chấm dứt các "chính sách tân tự do" mà chính phủ đã theo đuổi trong hai thập kỷ qua, ông Kishida đã cam kết sẽ tăng thu nhập của tầng lớp trung lưu và giảm chênh lệch giàu nghèo.

Giống như những người tiền nhiệm Suga Yoshihide và Abe Shinzo, ông Kishida khẳng định Nhật Bản sẽ nỗ lực hướng tới việc hiện thực hóa một "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở" trước các động thái bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, đồng thời phản ánh những lo ngại về căng thẳng ở Eo biển Đài Loan.

Hàn Quốc, Mỹ theo đuổi chính sách "phối hợp toàn diện" với Triều Tiên:

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh về việc gửi đi thông điệp thống nhất tới Triều Tiên, tiếp sau bình luận của Ngoại trưởng Hàn Quốc rằng đến lúc cân nhắc nới lỏng biện pháp trừng phạt Triều Tiên.

Ngày 5/10, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ đang theo đuổi một chính sách "phối hợp toàn diện" với Triều Tiên. Động thái dường như nhằm bác bỏ đồn đoán rằng hai nước đồng minh bất đồng về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Bình Nhưỡng.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 4/10 đến ngày 11/10/2021
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Choi Young-sam. (Nguồn: Yonhap)

Phát biểu họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Choi Young-sam cho hay: "Hàn Quốc và Mỹ đang tìm kiếm một chính sách phối hợp toàn diện đối với Triều Tiên. Hai nước đang theo đuổi chính sách này thông qua trao đổi thông tin chặt chẽ ở các cấp độ kể từ khi chính quyền Joe Biden đánh giá lại tiến trình này."

Người phát ngôn Choi Young-sam cũng bảo vệ những bình luận của Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong liên quan tới các biện pháp trừng phạt, nói rằng ông đã lưu ý tới sự cần thiết xem xét các vấn đề một cách "linh hoạt và tích cực," vốn có thể được thảo luận khi Bình Nhưỡng nối lại đối thoại.

Phát biểu của ông Choi Young-sam được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ nêu bật sự cần thiết của việc gửi đi một thông điệp "thống nhất" tới Triều Tiên, tiếp sau những bình luận của Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong rằng đã đến lúc cân nhắc tới việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên.

Động đất mạnh tại Pakistan làm ít nhất 15 người thiệt mạng:

Ngày 7/10, giới chức Pakistan thông báo một trận động đất có độ lớn 5,7 đã làm rung chuyển miền Nam nước này vào sáng sớm cùng ngày. Trao đổi với báo giới, ông Naseer Nasar, người đứng đầu Cơ quan Xử lý thiên tai tỉnh Balochistan, cho biết vụ động đấy xảy ra vào thời điểm người dân vẫn đang ngủ say.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 4/10 đến ngày 11/10/2021

Ảnh minh họa. (Nguồn: irna.ir)

Cho tới nay, giới chức đã ghi nhận 15 đến 20 người thiệt mạng, trong đó có 1 phụ nữ và 6 trẻ em. Ông dự đoán số người thiệt mạng sẽ tiếp tục tăng. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho biết trận động đất có độ lớn 5,7 và xảy ra vào khoảng 3h sáng cùng ngày, tâm chấn nằm ở độ sâu khoảng 20km. Thành phố Quetta và các khu vực khác trên toàn tỉnh Balochistan cũng cảm nhận rung lắc. Trước đó, hồi tháng 10/2015, một trận động đất có độ lớn 7,5 độ xảy ra ở Pakistan và Afghanistan đã khiến gần 400 người thiệt mạng.

Ngoại trưởng Lavrov nói EU có thành kiến với vaccine COVID-19 của Nga:

Ngoại trưởng Lavrov tái khẳng định đã từ rất lâu Nga tiến hành thảo luận với Liên minh châu Âu (EU) về việc công nhận vaccine COVID-19 của nhau.Theo TASS, ngày 10/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh hiện không có sự công nhận lẫn nhau về vaccine ngừa COVID-19 giữa Moskva và Brussels, xuất phát từ thái độ thành kiến đối với vaccine của Nga. Phát biểu này được ông Lavrov đưa ra sau cuộc gặp với Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.

Ngoại trưởng Lavrov tái khẳng định đã từ rất lâu Nga tiến hành thảo luận với Liên minh châu Âu (EU) về việc công nhận vaccine COVID-19 của nhau.Đại diện Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Có nhiều lý do giải thích vì sao thỏa thuận này chưa đạt được. Có những lý do khách quan gắn liền với việc chứng nhận các thủ tục liên quan. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy thái độ thành kiến với vaccine của Nga xuất phát từ những cân nhắc về chính trị. Điều này chính các đồng nghiệp châu Âu của chúng tôi không ngần ngại thừa nhận công khai."Ngoại trưởng Nga cũng nhắc lại việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ ý tưởng dỡ bỏ bảo hộ bản quyền đối với vaccine COVID-19 trên toàn thế giới.

Ông Lavov nói: "Lập trường của chúng tôi không bao giờ thay đổi. Đáng tiếc là các quốc gia khác, vốn sản xuất các vaccine COVID-19, không đồng tình với lập trường này. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy hầu hết các nước EU đều mong muốn tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp xúc với nhau. Tôi hy vọng lẽ thường tình sẽ thắng thế." Trước đó, cơ quan quản lý dược phẩm của EU (EMA) đã bị chỉ trích vì chậm trễ trong đánh giá vaccine Sputnik V của Nga. Theo dữ liệu được công bố trên một số tạp chí khoa học hàng đầu, vaccine Sputnik V đã được chứng nhận đảm bảo an toàn và là một trong những loại vaccine có tỷ lệ hiệu quả cao nhất với virus SARS-CoV-2 hiện nay.

* Một số thông tin trong nước nổi bật được đăng tải trong tuần trên trang Thainguyentv.vn:

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII: Ban Chấp hành TW khóa XIII tập trung thảo luận, cho ý kiến về tình hình phòng, chống đại dịch COVID-19 và quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch trong tình hình mới; tình hình kinh tế-xã hội.

Sáng 4/10, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên khai mạc. Toàn thể Hội nghị đã dành một phút tưởng niệm đồng bào tử vong; cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong đại dịch COVID-19.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 4/10 đến ngày 11/10/2021
Toàn cảnh khai mạc hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII tập trung thảo luận, cho ý kiến về: Tình hình phòng, chống đại dịch COVID-19 và quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch trong tình hình mới; tình hình kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024; chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ; sửa đổi, bổ sung Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; một số vấn đề quan trọng khác.

Đây là những vấn đề rất quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, bao gồm cả việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế-xã hội và việc thực hiện nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo chương trình, hội nghị làm việc đến ngày 7/10/2021.

Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với chính phủ mới của Nhật Bản: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Nhật Bản và mong muốn hợp tác chặt chẽ với Ngài Thủ tướng và chính phủ mới của nước này.

Ngày 4/10, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Nhật Bản có Thủ tướng mới, Người Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam chúc mừng ngài Kishida Fumio được bầu làm Thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản. Chúng tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Kishida Fumio, đất nước Nhật Bản tiếp tục phát triển phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc. Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Nhật Bản và mong muốn hợp tác chặt chẽ với Ngài Thủ tướng và chính phủ mới của Nhật Bản để đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam- Nhật Bản không ngừng phát triển lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.”

Điểm sự kiện tuần từ ngày 4/10 đến ngày 11/10/2021
Tân Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản Kishida Fumio (giữa) được Quốc hội bầu làm Thủ tướng mới, tại Tokyo, ngày 4/10/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Chiều 29/9 (giờ Việt Nam), ông Kishida Fumio đã chính thức trở thành Chủ tịch mới của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản, thay thế Thủ tướng Suga Yoshihide.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, cựu Ngoại trưởng Kishida Fumio đã xuất sắc vượt qua 3 ứng cử viên khác trong cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch đảng LDP để trở thành lãnh đạo mới của đảng cầm quyền.

Ở vòng bỏ phiếu thứ nhất, ông Kishida đứng ở vị trí thứ nhất khi nhận được 256 phiếu, trong đó có 146 phiếu của các nghị sỹ và 110 phiếu của các đảng viên cơ sở. Bộ trưởng Cải cách Hành chính Taro Kono đứng ở vị trí thứ 2, với 255 phiếu, trong đó có 86 phiếu của các nghị sỹ và 169 phiếu của các đảng viên cơ sở.

JAXA sẽ sớm công bố thời điểm thực hiện vụ phóng vệ tinh NanoDragon:

Tiếp tục cập nhật thông tin về việc Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã một lần nữa phải hoãn kế hoạch phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sáng nay (7/10) vì lý do thời tiết, phóng viên TTXVN có mặt tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (Nhật Bản) cho biết JAXA khẳng định không có bất cứ vấn đề nào với Epsilon-5 hay 9 vệ tinh nhỏ mà tên lửa này mang theo. Trước đó, JAXA thông báo gió to là nguyên nhân khiến cơ quan này không thể thực hiện vụ phóng tên lửa Epsilon-5 như kế hoạch, mang theo 9 vệ tinh, trong đó có vệ tinh NanoDragon của Việt Nam và 8 vệ tinh khác của Nhật Bản. Trao đổi với phóng viên TTXVN, một quan chức của JAXA cho biết hiện JAXA vẫn chưa quyết định khi nào sẽ thực hiện vụ phóng tiếp theo.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 4/10 đến ngày 11/10/2021
JAXA sẽ quyết định về thời gian thực hiện vụ phóng mới trong ngày 7/10. (Nguồn: Ảnh: TTXVN)

Tuy nhiên, nhiều khả năng có thể sớm thực hiện kế hoạch trên vì lý do hủy phóng lần này là vì thời tiết chứ không phải do yếu tố kỹ thuật. Trong ngày hôm nay, JAXA sẽ quyết định về thời gian thực hiện vụ phóng mới.Trước đó, hôm 1/10, JAXA đã phải dừng vụ phóng do có sự cố kỹ thuật xảy ra ở thiết bị radar mặt đất có nhiệm vụ giám sát vị trí và tốc độ của Epsilon-5. Thiết bị này nằm gần bệ phóng của tên lửa.

JAXA đã khởi động phương tiện phóng Epsilon-5 ở Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản), theo đúng kế hoạch vào lúc 9 giờ 51 phút sáng 1/10 (giờ địa phương), tức 7 giờ 51 phút sáng cùng ngày theo giờ Việt Nam.Tuy nhiên, JAXA đã phải hủy kế hoạch phóng tên lửa sau khi đã bắt đầu đếm ngược tới thời gian phóng vì gió quá mạnh.

Trong tuần, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều tin tức đáng chú ý:

Thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021- 2026: Ngày 5/10, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì hội nghị của Thường trực HĐND tỉnh để thống nhất nội dung Kỳ họp thứ 3 – Kỳ họp Chuyên đề, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021- 2026. Tham dự có đồng chí Đỗ Đức Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đồng chí Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đại diện các Ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị của tỉnh.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 4/10 đến ngày 11/10/2021
Toàn cảnh hội nghị

Dự kiến diễn ra cuối tháng 10, Kỳ họp Chuyên đề HĐND tỉnh khóa XIV sẽ xem xét, cho ý kiến vào trên 20 nội dung tờ trình, dự thảo Nghị quyết do UBND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh trình. Trong đó, nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa tiền đề, định hướng phát triển KT-XH trong cả giai đoạn, như: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch điều chỉnh năm 2021; Chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh; Bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, các dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2021; Thông qua nội dung Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu nông nghiệp công nghệ cao; Đề nghị thành lập các phường thuộc Thị xã Phổ Yên và thành lập thành phố Phổ Yên; Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn.

Để chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp theo kế hoạch, các Ban của HĐND tỉnh sẽ tổ chức thẩm tra trước khi Đảng đoàn HĐND tỉnh tổ chức hội nghị mở rộng để rà soát, thống nhất các nội dung.

Trên cơ sở ý kiến phát biểu, thảo luận tại hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã thống nhất các nội dung Tờ trình, Dự thảo Nghị quyết dự kiến trình tại Kỳ họp sắp tới. Một số nội dung cần được rà soát, xem xét kỹ lưỡng đảm bảo tính chính xác về số liệu và cơ sở, căn cứ pháp lý.

Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc, đồng chí đề nghị UBND tỉnh, các ngành liên quan đề nghị phối hợp chặt chẽ với các Ban của HĐND tỉnh thực hiện các bước thẩm tra theo quy định.

Giám sát việc thực hiện quy định về cán bộ, đảng viên: Thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, ngày 6/10, đoàn giám sát do đồng chí Phạm Thái Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Huyện ủy Phú Lương về việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Mai Thị Thuý Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Tính đến hết tháng 6, huyện Phú Lương có trên 1.900 cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã. Qua giám sát cho thấy, huyện đã thực hiện công tác cán bộ đảm bảo đúng mục đích, nguyên tắc và phương châm, qua đó, từng bước khắc phục tình trạng bị động, hẫng hụt trong công tác cán bộ. Bên cạnh đó, công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt đã được chú trọng về tiêu chuẩn chức danh, số lượng, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cơ cấu 3 độ tuổi; đồng thời, định kỳ rà soát giới thiệu nhân tố mới, đưa ra khỏi quy hoạch những người không đảm bảo tiêu chuẩn.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 4/10 đến ngày 11/10/2021
Toàn cảnh hội nghị

Thực hiện Quy định số 101 gắn với Quy định số 55 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định số 205 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định số 213 về trách nhiệm của Đảng viên đang công tác, thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức Đảng và nhân dân nơi cư trú, tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã gương mẫu thực hiện, chỉ đạo triển khai gắn với đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

Phát biểu tại buổi giám sát, đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh ghi nhận kết quả trong công tác triển khai, thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ của huyện Phú Lương. Kết quả các nội dung giám sát, đặc biệt là một số đề xuất, kiến nghị của địa phương liên quan đến khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quy định về kê khai, công khai tài sản thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý; công tác bố trí, sắp xếp cán bộ theo Đề án vị trí việc làm, đoàn giám sát sẽ tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Đối thoại với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp: Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về việc hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên đã tổ chức buổi tọa đàm, đối thoại với 25 doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, có gần 260 dự án đang đầu tư trong các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, với tổng số vốn đầu tư là 8,8 tỷ USD và trên 19.000 tỷ đồng, (trong đó 127 dự án FDI và 130 dự án đầu tư DDI). Qua khảo sát, có 25 doanh nghiệp đang gặp khó khăn cần hỗ trợ, giải quyết. Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc triển khai các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và đề xuất tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động của các đơn vị.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 4/10 đến ngày 11/10/2021
Toàn cảnh hội nghị

Theo thống kê, có hơn 90.000 công ngân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn. Đến nay, khoảng 24% số người làm việc trong các khu công nghiệp Thái Nguyên được tiêm vắc xin mũi 1 phòng COVID-19. Hơn 10.000 người, chiếm khoảng 11% đã được tiêm mũi 2. Xác định, phòng, chống dịch COVID-19 là giải pháp then chốt để phát triển kinh tế, tại buổi đối thoại, Lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên khẳng định, sẽ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 100% những người làm việc trong các khu công nghiệp từ tuần tới, bao gồm cán bộ, công nhân, người phục vụ, đội ngũ công nhân xây dựng hạ tầng trong các khu công nghiệp. Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong các khu công nghiệp từ trước đến nay. Ở những doanh nghiệp có từ 200-300 công nhân trở lên sẽ được tiêm tại chỗ, những doanh nghiệp có ít công nhân sẽ được nhóm lại, tổ chức tiêm ở nơi gần nhất để rút ngắn khoảng cách, giảm thời gian đi lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công nhân, doanh nghiệp.

Hiện nay, Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên đang tích cực phối hợp các doanh nghiệp, cơ quan chức năng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để chiến dịch tiêm chủng lớn nhất này được thực hiện an toàn tuyệt đối; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động doanh nghiệp bố trí, sắp xếp thời gian làm việc phù hợp để toàn bộ công nhân được tiêm với quan điểm vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất.

Tại buổi đối thoại, nhiều vấn đề được ghi nhận, trao đổi, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tháo gỡ, qua đó, góp phần để các doanh nghiệp từng bước tháo gỡ khó khăn, yên tâm ổn định sản xuất và đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 7: Ngày 7/10, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn trực tuyến với 700 điểm cầu để hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 7. Tham gia tập huấn, Ngoài điểm cầu Sở y tế tỉnh, ngành y tế Thái Nguyên đã kết nối tới điểm cầu các Bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế 2 chức năng trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực cách ly, thu dung và điều trị cho cán bộ toàn ngành.

Đánh giá của Bộ Y tế cho thấy, để ứng phó với những diễn biến đặc biệt phức tạp của đợt dịch thứ 4 với sự bùng phát nguy hiểm của biến chủng Delta, Bộ Y tế đã liên tục cập nhật kiến thức dựa trên các báo cáo khoa học, tình hình thực tiễn và ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước.

Công tác hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 đã được cập nhật liên tục qua 6 phiên bản, đáp ứng và điều chỉnh kịp thời với diễn biến dịch. Trong đó có những điều chỉnh mang tính chiến lược, quyết định tới kết quả của mục tiêu kiểm soát dịch.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 4/10 đến ngày 11/10/2021
Toàn cảnh hội nghị

Kết quả cho đến hiện nay, số ca mắc mới và số tử vong tại các tâm dịch lớn trên toàn quốc đều giảm.

Phiên bản lần thứ 7 của hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 với những điều chỉnh về cách ly, xét nghiệm, thu dung điều trị trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện 6 phiên bản trước, sẽ tiếp tục đáp ứng linh hoạt với tình hình thực tế của diễn biến dịch COVID-19, sẵn sàng thực hiện song song 2 nhiệm vụ khám chữa bệnh thông thường và điều trị COVID-19.