Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thái Nguyên đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt cho các cây trồng chủ lực của tỉnh nhất là cây chè.

Từ việc triển khai hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể, hợp tác xã tiếp cận, thương mại điện tử sản phẩm các sản phẩm OCOP trên các nền tảng số như Tiktok, Facebook, Zalo…Phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hỗ trợ tự động hóa trong một số quy trình sản xuất sản phẩm OCOP. Đến nay, có nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số để phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao.

Bà Trần Thị Phương Thảo, Giám đốc HTX chè Thái Minh, huyện Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: "Xuất phát từ người nông dân nên việc ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Chính vì vậy, qua các buổi tập huấn về livestream quảng bá sản phẩm của chương trình nông thôn mới đã giúp cho hợp tác xã học được rất nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng vào thực tế."

Bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên cho biết: "Năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử với hơn 90.000 hộ đã được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số; mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử; thanh toán số; khoảng 2.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương, trên 95% các doanh nghiệp, hợp tác xã đã quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm trên nền tảng số và các trang mạng xã hội."

Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Khoảng 2.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn thương mại điện tử.

Năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử với hơn 90.000 hộ đã được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số; mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử; thanh toán số; khoảng 2.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương, trên 95% các doanh nghiệp, hợp tác xã đã quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm trên nền tảng số và các trang mạng xã hội.

Ông Dương Sơn Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Tập trung chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt cho các cây trồng chủ lực của tỉnh nhất là cây chè. Sở cũng đã xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản, đảm bảo đầy đủ thông tin của những doanh nghiệp, HTX về lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giúp các HTX phát triển thương mại điện tử cho các sản phẩm OCOP."

Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Các sản phẩm nông nghiệp được dán tem truy xuất nguồn gốc.

Có thể thấy, trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều khó khan mà nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Cùng với đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến, chú trọng thị trường nội địa, chuyển đổi số được xem là “thang thuốc” hiệu quả cho tương lai nông nghiệp. Đây không chỉ như một xu thế ngắn hạn mà là một hành trình xuyên suốt liền mạch để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp tỉnh nhà.