e magazine
Chuyện về Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm

03/11/2021 14:01

Thầy giáo Trịnh Trúc Lâm được Chủ tịch nước phong tặng anh hiệu Nhà giáo Ưu tú vào năm 1990. 6 năm sau (1996), ông được phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Nhân dân. Sau khi nghỉ hưu năm 1998, ông vẫn tham gia giảng dạy tại Trường THPT Thái Nguyên và Trường THPT Lương Thế Vinh. Năm 1998, ông nghỉ hưu và được lãnh đạo tỉnh gợi ý làm công tác có liên quan đến chuyên môn. Với kinh nghiệm của một nhà giáo, ông đã tham gia Ban vận động thành lập Hội Khuyến học của tỉnh. Tại Đại hội Hội Khuyến học tỉnh lần thứ I và Đại hội nhiệm kỳ II, ông được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học tỉnh Thái Nguyên, trở thành 1 trong những người đặt nền móng đầu tiên cho công tác khuyến học của tỉnh. Hơn 20 năm qua, Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm là người thầm lặng đồng hành, cống hiến suốt hành trình phát triển của Hội Khuyến học tỉnh. Mỗi ngày xuất hiện càng nhiều gia đình, dòng học hiếu học, đó là phần thưởng vô giá đối với một nhà giáo, một người thầy khuyến học như ông.

Thầy giáo Trịnh Trúc Lâm được Chủ tịch nước phong tặng anh hiệu Nhà giáo Ưu tú vào năm 1990. 6 năm sau (1996), ông được phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Nhân dân. Sau khi nghỉ hưu năm 1998, ông vẫn tham gia giảng dạy tại Trường THPT Thái Nguyên và Trường THPT Lương Thế Vinh. Năm 1998, ông nghỉ hưu và được lãnh đạo tỉnh gợi ý làm công tác có liên quan đến chuyên môn. Với kinh nghiệm của một nhà giáo, ông đã tham gia Ban vận động thành lập Hội Khuyến học của tỉnh. Tại Đại hội Hội Khuyến học tỉnh lần thứ I và Đại hội nhiệm kỳ II, ông được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học tỉnh Thái Nguyên, trở thành 1 trong những người đặt nền móng đầu tiên cho công tác khuyến học của tỉnh. Hơn 20 năm qua, Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm là người thầm lặng đồng hành, cống hiến suốt hành trình phát triển của Hội Khuyến học tỉnh. Mỗi ngày xuất hiện càng nhiều gia đình, dòng học hiếu học, đó là phần thưởng vô giá đối với một nhà giáo, một người thầy khuyến học như ông.

Chuyện kể về Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm

Một Nhà giáo tâm huyết

Là thầy giáo dạy môn Địa lý, ngay từ những năm tháng còn đứng trên bục giảng NGND Trịnh Trúc Lâm đã trăn trở làm sao để giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao. Dạy học các chương trình địa lí nói chung và chương trình địa lí địa phương nói riêng cần phải có đầy đủ các loại bản đồ và tài liệu viết thì việc hình thành kiến thức địa lí địa phương mới hoàn chỉnh. Vì vậy, nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm đã cùng với một số tác giả tiến hành biên soạn tài liệu địa lí địa phương tỉnh Thái Nguyên và đã được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường nhiều năm.

Ông đã là tác giả, chủ biên, hoặc tham gia biên soạn các cuốn sách như: Địa chí Thái Nguyên; Ứng xử sư phạm; Địa lý Bắc Kạn; Địa lý Thái Nguyên; SGK Địa lý Thái Nguyên cho học sinh lớp 9. Ông cũng đã hoàn thành cuốn Địa lý địa phương cho học sinh lớp 12. Mỗi cuốn sách đều là những công trình nghiên cứu đầy tâm huyết, trách nhiệm và cẩn trọng. Cùng với Atlas địa lí tỉnh Thái Nguyên, các tài liệu này đã góp phần hoàn chỉnh các tài liệu dùng cho chương trình giảng dạy địa lí địa phương, giúp cho việc dạy học môn Địa lý trong trường phổ thông đạt kết quả cao.

Chuyện kể về Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm

Một con người tài hoa

NGND Trịnh Trúc Lâm luôn khiến những người từng trò chuyện với ông có cảm giác giản dị và khiêm nhường. Và bất kỳ ai cũng thấy ở ông sự am hiểu ở nhiều lĩnh vực như không có biên giới. Ông thật sự là một con người tài hoa.Chuyện kể về Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm

Ngoài dạy học, ông có thể vẽ tranh, làm thơ, sáng tác nhạc, viết sách, viết báo. Năm 2007, độc giả Thái Nguyên đã rất ấn tượng với những bài viết của NGND Trịnh Trúc Lâm góp sức cho năm du lịch Về thủ đô gió ngàn – Chiến khu Việt Bắc – Thái Nguyên 2007.

Ông cũng đều đặn cộng tác với một số tờ báo Trung ương và địa phương. Cùng với đó, ông còn là một nhà nghiên cứu với những công trình chất lượng về địa lý, lịch sử, văn hóa như một "Nhà Thái Nguyên học", dẫu ông không phải là người có nguyên quán ở mảnh đất này. Những cuốn sách cũng như các bài báo ông đã và đang viết phần lớn đều đề cập tới những vấn đề về địa lý, lịch sử, văn hóa, giáo dục Thái Nguyên. Những tác phẩm này đều cho thấy sự nghiên cứu hết sức cẩn trọng, khoa học kết hợp với 1 vốn sống dồi dào và phong phú và tình yêu với mảnh đất Thái Nguyên đã hóa tâm hồn.

Còn thời gian rảnh rỗi, ông vẫn dành vẽ tranh, làm thơ, viết nhạc. Bao nhiêu sự hài hước, dí dỏm ông dồn cả vào tranh biếm họa, làm thơ lẩy Kiều, nhại Kiều. Đề tài lớn nhất của ông là từ nhà trường và những thói hư tật xấu trong xã hội. Năm 2006, triển lãm tranh biếm họa của ông được tổ chức tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và được triển lãm lưu động qua 11 nhà trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.Chuyện kể về Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm

Một "Ngôi sao khuyến học Việt Nam" ở Thái Nguyên

Chuyện kể về Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm

Đầu những năm 2000, công việc của Hội Khuyến học bận rộn, một mặt phải hướng dẫn các huyện, thành, thị xây dựng được tổ chức hội, mặt khác NGND Trịnh Trúc Lâm còn phải tranh thủ vận động những nhà giáo và người có tâm huyết với sự nghiệp khuyến học tham gia công tác hội nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ hội vững mạnh.

Cái khó là lúc bấy giờ những người làm công tác khuyến học như thầy không có bất kỳ khoản thù lao hỗ trợ nào. Mãi cho đến năm 2014, cán bộ làm công tác khuyến học mới bắt đầu được nhận khoản thù lao này.

Bằng uy tín cá nhân, bằng sự hăng say, nhiệt huyết của mình, ông đã lan tỏa tinh thần cống hiến vì cộng đồng, vì học trò đến rất nhiều người. Chỉ sau một năm, trên địa bàn tỉnh đã có 6 huyện, thành, thị ra mắt Hội Khuyến học của địa phương và vào năm 2021 đã nhanh chóng phủ kín các địa phương còn lại.

Cùng với việc vận động các địa phương, với cương vị Phó Chủ tịch Thường trực Hội, NGND Trịnh Trúc Lâm còn là người có những đóng góp quan trọng trong việc vận động thành công nhiều tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ, đồng hành cùng chương trình khuyến học như: Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn; Công ty Gang thép Thái Nguyên, Tổng Công ty Thái Hưng, Tổng Công ty Y tế Hà Tuyên và nhiều tổ chức khác, thành công triển khai Chương trình “Thắp sáng niềm tin- tiếp sức em đến trường”.

Nhờ vậy, Quĩ Khuyến học tỉnh đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động khen thưởng học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, khen thưởng các điển hình gia đình hiếu học, danh hiệu hiếu học trong toàn tỉnh.

Trong công tác điều hành hoạt động Hội, NGND Trịnh Trúc Lâm đã thực hiện việc số hoá các các báo cáo sơ tổng kết hàng năm, tránh được việc báo cáo chỉ dừng ở tình trạng chung chung, na ná giống nhau, góp phần đưa công tác Hội ngày càng đi vào thực chất.

Bên cạnh đó, NGND Trịnh Trúc Lâm còn là chủ biên của các Tập san khuyến học Thái Nguyên. Ông cũng là người biên soạn Sổ tay Khuyến học cơ sở (phục vụ đến tận trên 4000 chi hội). Không những thế ông còn chăm chỉ viết bài về đề tài khuyến học - khuyến tài - xây dựng xã hội học tập và được đăng trên các báo Trung ương và địa phương.

Đối với mọi người, gia đình NGND Trịnh Trúc Lâm luôn là tấm gương cho các con, cháu nối bước ông, trở thành những tấm người thầy mẫu mực. Trong gia đình của thầy, người con cả Trịnh Thanh Hải đã được phong Phó Giáo sư, hiện giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Cháu gái Trịnh Phương Thảo cũng được phong Phó Giáo sư vào năm 2019 khi mới 35 tuổi. Gia đình NGND Trịnh Trúc Lâm tỉnh và Trung ương Hội tặng Giấy khen đã đạt danh hiệu Gia đình học tập xuất sắc, giai đoạn 2016 - 2020.

Với những đóng góp của bản thân, NGND Trịnh Trúc Lâm đã được nhận Bằng khen của UBND tỉnh vào các năm 2015 và 2020.

Thầy còn vinh dự là 1 trong số 15 người trong cả nước được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Hội đồng thi đua Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng thầy danh hiệu “Ngôi sao khuyến học”.

Chuyện kể về Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc LâmChuyện kể về Nhà giáo Nhân dân Trịnh Trúc Lâm

NGND kể chuyện vui của người làm khuyến học có máu thanh niên...!

Ở tuổi 86 xưa nay hiếm, hiện tại sức khỏe cũng đã yếu nên NGND Trịnh Trúc Lâm tạm gác lại công tác Hội Khuyến học. Nhưng chuyện vui của người thầy giáo làm khuyến học trong hơn 20 năm mà ông đã từng chia sẻ sẽ là kỷ niệm dễ thương đối với mỗi người chúng ta.

Đầu giờ buổi sáng, ông bất ngờ đến Văn phòng Tỉnh Hội. Sau vài giây ngỡ ngàng, chúng tôi mới nhận ra ông Nguyễn Văn Hiến, thầy giáo hiệu trưởng đã nghỉ hưu, nay là Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tân Thái, huyện Đại từ.

Chúng tôi ngỡ ngàng bởi mới chỉ cách đây độ ba tháng, ông cũng đã đến Văn phòng Tỉnh hội. Hôm đó, ông đem tặng một bức tranh thêu và phấn khởi báo cáo đó là sản phẩm của lớp học thêu, do Trung tâm Học tập cộng đồng xã tổ chức cho trên 30 chị em trong xã học nghề. Ông còn cho biết, sản phẩm đã được nghiệm thu và Công ty Thêu xuất khẩu tỉnh Sơn Tây đã bao tiêu toàn bộ. Hôm đó, tuy ông nói cười vui vẻ, nhưng chúng tôi cảm thấy người ông có vẻ ốm yếu, giọng thở mạnh, nước da xàm xạm, thế mà hôm nay, trông ông khác hẳn, béo hơn, hồng hào hơn trong chiếc áo sơ mi trắng cộc tay.

Tôi vội buột miệng khen:

- Trông ông hôm nay khác hẳn, xuýt nữa chúng tôi không nhận ra, như ông trẻ ra mấy tuổi đấy!

- Vì tôi mang máu thanh niên đi làm khuyến học mà!

Tôi liền đế theo: - Thật đấy, làm khuyến học, chúng mình phải “máu” chứ!

Chúng tôi nhìn nhau cười hể hả, rồi ông vỗ vào vai tôi nói:

- Tôi không có ý khoe rằng mình hăng máu như thanh niên lao vào công việc đâu. Số là cách đây 3 tháng, sau cái ngày tôi đạp xe lên đây gặp các ông để tặng bức tranh thêu. Về nhà, đến tối là tôi bị quỵ ngay vì xuất huyết dạ dày! Gia đình vội đưa tôi đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Máu ra nhiều quá, xũng cả áo quần, tưởng là chết cơ đấy, may mà Bệnh viện kịp cứu chữa và sau đó tiếp cho tôi mấy túi máu, mới dần phục hồi được. Thành thử trong người tôi hôm nay mang toàn là máu của những thanh niên tình nguyện hiến máu đấy chứ...

Tôi đã hiểu ra ý ông, nhưng vẫn nắm lấy tay ông và nói:

- Xin chúc mừng ông, hôm nay trong người ông đúng là mang dòng máu thanh niên, tôi hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng đấy!

Thế là chúng tôi lại cùng nắm tay nhau cười ...”

Kim Tuyến

Ảnh: Hoàng Anh

Đồ họa: Trần Hưng