Chế biến chè Thái Nguyên xưa và nay
Thời xưa, sao chè là phần việc của đàn ông.

Thời xưa, công việc hái chè, vò chè ở Tân Cương - Thái Nguyên là do phụ nữ làm. Sao chè là phần việc của đàn ông.

Sau khi sao héo lần một chè vò chè bằng chân trên nong. Khi chè đã xoăn dần mới chuyển sang vò bằng tay. Đến khi sao khô lại chuyển cho đàn ông xao trên chảo gang. Đây là giai đoạn quyết định chè có ngon, vị đượm và cánh có đẹp hay không. Và người sao chè phải là người tinh tế cảm nhận được nhiệt. Mỗi người, mỗi gia đình có bí quyết riêng trong công đoạn đánh mốc, lấy hương để chè thơm, ngon không bị nổ hoa sói hoặc có mùi oi khói. Ngày xưa, một nghệ nhân làm trà có thể tiêu tốn nửa ngày chỉ sao được mấy lạng trà khô thành phẩm. Thứ trà ấy, gọi là “trà đặc biệt”.

Chế biến chè Thái Nguyên xưa và nay
Thời nay, phụ nữ, đàn ông đều có thể đổi vai làm các công đoạn chế biến chè

Thời điểm những năm 2000 trở về đây, nhịp sống hiện đại đã làm thay đổi dần vai trò trong các công đoạn chế biến chè Thái Nguyên. Phụ nữ, đàn ông đều có thể đổi vai làm các công đoạn. Máy móc, tôn quay, bếp ga thay cho các công đoạn sao chè, vò chè trên bếp củi.

Giống chè xưa được trồng ở Tân Cương lần đầu từ những năm 1920 - 1922, từ đó đến nay, luôn được người làm chè xứ Thái dựa vào kinh nghiệm để cải tiến và thay đổi để chất lượng chè ngày một tốt hơn.