Đo nhiệt độ và kiểm soát thân nhiệt là biện pháp cần thiết để phát hiện và giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng. Tại nhiều nơi từ cơ quan, trường học, các công ty đều thực hiện chế độ kiểm tra thân nhiệt và rủa tay sát khuẩn khi ra vào.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, thầy và trò Bộ môn Cơ điện tử trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Đại học Thái Nguyên đã sáng tạo và cho ra mắt sản phẩm Thiết bị đo nhiệt không tiếp xúc có khả năng lấy mẫu nhanh trong thời gian 1 giây/lượt đo và đo liên tục không dừng. Thời gian đo nhiệt độ một người chỉ hết 2 đến 3 giây. Thời gian hoàn thiện và thiết kế chiếc máy này chỉ trong vòng 3 ngày. PGS. TS Phạm Thành Long, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trưởng Bộ môn Cơ điện tử, Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, Đại học Thái Nguyên cho biết: “Thiết bị này là để tại chỗ để kiểm tra, thời gian đo 1 giây/người, nhanh hơn nhiều so với thiết bị đang bán trên thị trường hiện nay, thiết bị này cũng có thể tháo ra để sử dụng”.

phong chong dich covid 19 goc nhin tu y tuong sang tao da ps

Thiết bị đo nhiệt không tiếp xúc có khả năng lấy mẫu nhanh trong thời gian 1 giây/lượt đo

và đo liên tục không dừng

Thiết bị được chế tạo hoàn toàn từ các linh kiện cơ bản, gồm hai phần chính là phần cứng và phần mềm. Trong đó, 70% phần cứng là những linh kiện tiêu chuẩn mua được và 30% còn lại bộ môn tự sản xuất, tạo liên kết tất cả thiết bị điện tử lại với nhau, phần mềm thiết bị do chính sinh viên viết. Linh kiện tiêu chuẩn bao gồm màn hình, nguồn, 202 cảm biến là cảm biến tiệm cận hồng ngoại và cảm biến nhiệt hồng ngoại, một module truyền Bluetooh và bo mạch chủ tự thiết kế tại chỗ.

phong chong dich covid 19 goc nhin tu y tuong sang tao da ps

Thiết bị được chế tạo hoàn toàn từ các linh kiện cơ bản, gồm hai phần chính

là phần cứng và phần mềm

Điểm nổi bật của thiết bị so với các sản phẩm đo thân nhiệt hiện nay chính là ở việc bố trí một cảm biến tiệm cận giúp tự động xác định khoảng cách lấy mẫu, và một bộ chụp để định hướng tia hồng ngoại thành một dải hẹp với mật độ phát và mật độ thu cao hơn. Dữ liệu được hiển thị trên hai màn hình cho người đo đọc và cho nhân viên y tế thông qua màn hình điện thoại thông minh kết nối bluetooth. Máy có thể chạy bằng nguồn điện hoặc bằng pin. PGS. TS Phạm Thành Long, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trưởng Bộ môn Cơ điện tử, Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, Đại học Thái Nguyên nhấn mạnh: “Những thiết bị đo sử dụng cảm ứng hồng ngoại thì kết quả đo thường hay thay đổi, nó phụ thuộc vào khoảng cách từ bề mặt mẫu cho đến bề mặt cảm biến, để giải quyết vấn đề này chúng tôi tích hợp thêm một cảm biến tiệm cận quang, cho nên kết quả thu được chính xác. Thêm nữa là thiết bị đo này có thể ngăn cách được người được đo và người đo, cho nên độ an toàn rất cao”.

Mặc dù sản phẩm còn chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận tiêu chuẩn, tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nhóm thực hiện đã nhiều lần tiến hành trong phòng lab của trường, để có những dữ liệu chính xác, theo đó nhiệt độ đo được từ thiết bị dựa vào các cảm biến được lắp đặt có thể chênh lệch trong phạm vi 0,5 so với kẹp nhiệt kế thông thường. Em Lê Mạnh Đạt, sinh viên Cơ điện tử, Khoa Cơ khí, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên cho biết: “Trong quá trình thiết kế có lắp thêm một cảm biến, tuy nhiên cảm biến này có một lượng sai số nhất định, cho nên, bắt buộc phải nghĩ ra một thuật toán để bù sai số đó, lúc đó mới đạt được con số theo như yêu cầu”.

phong chong dich covid 19 goc nhin tu y tuong sang tao da ps
Toàn bộ kinh phí đến thời điểm này khoảng 200 triệu đồng, kinh phí sẽ do nhà trường kêu gọi cựu sinh viên và các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng máy ủng hộ

Theo thầy Phạm Thành Long, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trưởng Bộ môn Cơ điện tử, Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, Đại học Thái Nguyên: thành phẩm mỗi chiếc máy với linh kiện có sẵn trước mùa dịch là 1.300.000 đồng - 1.500.000 đồng/ bộ sản phẩm. Tuy nhiên, với đợt nhập linh kiện mới, có linh kiện giá lên tới 60% nên chi phí khoảng 2.000.000 đồng/sản phẩm. Đây là sản phẩm của nhà trường góp phần phòng chống dịch Covid-19 nên toàn bộ chi phí sản xuất đều do các cựu sinh viên góp tiền ủng hộ và sinh viên của trường trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm. PGS. TS Phạm Thành Long cho biết: “Toàn bộ kinh phí đến thời điểm này khoảng 200 triệu đồng, kinh phí sẽ do nhà trường kêu gọi cựu sinh viên ủng hộ và các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng máy”.

Sau khi thiết kế, chế tạo thành công thiết bị đo thân nhiệt không tiếp xúc, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên đã chế tạo và lắp đặt sản phẩm miễn phí cho các cơ quan, đơn vị, bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Bước đầu ghi nhận sự lan tỏa trong việc cùng chung tay phòng chống dịch bệnh.