Những tưởng ngay khi bước sang năm 2018, người tiêu dùng sẽ chứng kiến việc ô tô giảm giá mạnh, do thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm về 0%, nhưng lập tức thị trường bị chặn đứng bởi những quy định mới khắt khe hơn về kinh doanh nhập khẩu ôtô. Đến tận cuối tháng 3, mới chỉ có Honda thông quan được lô xe gần 2.000 chiếc, bao gồm 4 mẫu; trong đó có CR-V.

Với hơn 400 chiếc đã giao tới khách hàng trong tháng 3, cùng khoảng 1.500 xe trong tháng 4 vừa qua, dự báo sang tháng 5 này, nếu các lô xe mới không về kịp, Honda CR-V sẽ rơi khỏi top 10 xe bán chạy nhất trong tháng, nhường lại toàn bộ sân chơi cho xe lắp ráp trong nước, với các thương hiệu KIA, Mazda, Toyota; đó là chưa kể thương hiệu Hyundai (không phải là thành viên VAMA) cũng có thế mạnh xe lắp ráp trong nước.

Kể từ khi Toyota Việt Nam “trót” chuyển sang nhập khẩu Fortuner thay vì lắp ráp trong nước, mẫu SUV này đã rơi khỏi top 10, do không vướng thủ tục, không thể nhập xe về. Lô xe hãng sản xuất cho thị trường Việt Nam hiện vẫn đang nằm ở cảng của nhà sản xuất tại Indonesia. Tương lai không hề sáng sủa với với dòng xe này, nếu không được lắp ráp trong nước trở lại, khi mà các nhà máy của Toyota trong khu vực tuyên bố dừng sản xuất xe (nói chung) cho thị trường Việt Nam.

Đây cũng là tình trạng của mẫu xe bán tải Ford Ranger. Lần đầu tiên kể từ khi phiên bản toàn cầu One Ford xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2012, mẫu xe này rơi khỏi top 10 mẫu xe bán nhiều nhất tháng 4 vừa qua.

Trong danh sách top 10 mẫu xe bán nhiều nhất trong tháng này, Toyota vẫn giữ được ba vị trí, với Innova, Vios và Altis; trong khi các thương hiệu Honda, KIA và Mazda đóng góp 2 mẫu; và cuối cùng là Ford cũng có mẫu miniSUV - Ecosport lắp ráp trong nước góp mặt.

10 mẫu xe bán nhiều nhất tháng 4/2018:

xe nhap khau thua toan tap trong cuoc canh tranh khong can suc