Cắt amiđan làm tăng 3 lần nguy cơ phát triển bệnh hen sau này. Nghiên cứu dài ngày đầu tiên về hậu quả của thủ thuật ngoại khoa phổ biến ở trẻ em này cùng cho thấy nó làm tăng nguy cơ mắc cúm, viêm phổi cũng như viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng.

vi sao khong nen cat amidan truoc 10 tuoi
Cắt amiđan vẫn là một trong những thủ thuật ngoại khoa phổ biến nhất ở trẻ em

Có tới 1/5 số người cắt amiđan bị các bệnh nghiêm trọng mà lẽ ra họ sẽ không bị, nghiên cứu cho thấy.

Họ tin rằng việc cắt bỏ amiđan trong 10 năm đầu đời có thể gây hại cho sự phát triển của hệ miễn dịch và mở cánh cửa cho nhiều căn bệnh trong tương lai.

Được đăng trên tờ Journal of the American Association of Medicine, nghiên cứu thúc giục các bác sĩ nhi khoa hạn chế cắt amiđan càng nhiều càng tốt.

Số lượng những ca mổ này đã giảm kể từ khoảng 200.000 một năm trong những năm 1950, xuống còn dưới 50.000 hiện nay.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen đã phân tích dữ liệu từ 1.189.061 trẻ em Đan Mạch sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 1999 và đã được phẫu thuật cắt amiđan trong 9 năm đầu tiên của cuộc đời.

Thủ thuật này liên quan với tăng nguy cơ gấp 3 lần, đưa cơ hội phát triển bệnh hen, cúm, viêm phổi hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) –một thuật ngữ chung chỉ các tình trạng như viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng, lên 18,6%.

Họ cũng xem xét những nguy cơ của việc nạo V.A ở trẻ nhỏ để điều trị nhiễm trùng tai giữa tái phát.

Thủ thuật này được thấy là có liên quan với nguy cơ COPD cao hơn gấp đôi, trong khi nguy cơ bệnh đường hô hấp trên và viêm kết mạc tăng gần gấp đôi.

TS. Sean Byers cho biết: “Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ mắc bệnh về lâu dài sau khi phẫu thuật ung hộ việc trì hoãn cắt bỏ amidan và nạo V.A nếu có thể sẽ giúp phát triển hệ thống miễn dịch bình thường trong thời thơ ấu và giảm nguy cơ mắc bệnh sau này”.

"Chúng tôi đã hiểu rõ hơn về chức năng của các mô miễn dịch và hậu quả suốt đời của việc loại bỏ chúng, đặc biệt là trong những độ tuổi nhạy cảm khi cơ thể đang phát triển."

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những ca phẫu thuật này cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và cơn đau tim.

Các nhà nghiên cứu viết: “Vì amidan và V.A là một phần của hệ bạch huyết và đóng vai trò quan trọng cả trong sự phát triển bình thường của hệ miễn dịch và sàng lọc mầm bệnh trong thời thơ ấu và đầu đời, nên không có gì đáng ngạc nhiên là việc cắt bỏ chúng có thể làm giảm khả năng phát hiện mầm bệnh và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng sau này”.

Nghiên cứu cho thấy nạo V.A có liên quan với giảm đáng kể nguy cơ rối loạn giấc ngủ và cả hai ca phẫu thuật đều có liên quan với giảm đáng kể nguy cơ viêm amiđan và viêm amiđan mãn tính, bởi vì các cơ quan đã bị loại bỏ.

Tuy nhiên, không có sự thay đổi về hô hấp bất thường tới tuổi 30 cho bất kỳ phẫu thuật nào và không có sự thay đổi trong viêm xoang sau khi cắt amiđan hoặc nạo V.A.

Tim Mitchell, các sĩ tai mũi họng từ Hội Ngoại khoa Hoàng gia, cho biết: “Trước khi chọn cắt amiđan hoặc nạo V.A, bác sĩ phẫu thuật sẽ luôn xem xét và thảo luận tất cả các lựa chọn điều trị, bao gồm điều trị không phẫu thuật, với bệnh nhân và cha mẹ trong trường hợp đó là trẻ em.

"Đã có một sự tụt giảm đáng kể về số lượng các ca cắt amiđan và nạo V.A trong vài thập kỷ qua. Quyết định phẫu thuật sẽ luôn được thực hiện với lý do đúng đắn và dựa trên lợi ích đã được chứng minh."

Các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu sâu hơn để loại trừ khả năng bệnh nhân dễ bị đau amidan khi còn nhỏ vỗn dĩ đã có nguy cơ mắc bệnh hô hấp nghiêm trọng cao hơn.