Tại buổi họp báo diễn ra hôm 24/8, các nhà thiên văn thuộc Đài thiên văn Nam châu Âu đã công bố những thông tin về hành tinh mới được phát hiện, được mệnh danh là “Trái đất thứ 2” vì khả năng cao có sự sống tồn tại.

tren trai dat thu 2 co the co nguoi ngoai hanh tinh
Ngôi sao Proxima Centauri là mặt trời của hành tinh Proxima b, nơi có thể có sự sống tồn tại.

Mới đây, các nhà thiên văn học đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy Proxima Centauri - ngôi sao gần thái dương hệ của chúng ta nhất, thực chất cũng là mặt trời của một hành tinh khác giống Trái đất. Hành tinh này được đặt tên Proxima b, hay còn gọi là “Trái đất thứ 2”.

tren trai dat thu 2 co the co nguoi ngoai hanh tinh

Các nhà thiên văn công bố thông tin về hành tinh Proxima b trong buổi họp báo diễn ra hôm qua (theo giờ Anh).

Nhóm các nhà thiên văn đã tìm thấy hành tinh này nhờ sử dụng kính thiên văn của Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO). Và khác với những “Trái đất thứ 2” khác từng được tìm thấy, Proxima b ở rất gần chúng ta, hoàn toàn trong tầm với của con người.

Cụ thể, Proxima b nằm cách thái dương hệ của chúng ta hơn 4 năm ánh sáng, tương đương 25 nghìn tỉ dặm. Bề mặt của Proxima b khá gồ ghề. Kích thước của Proxima b lớn gấp 1,3 lần kích thước của Trái đất. Proxima b mất 11,2 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quay quanh mặt trời Proxima Centauri, tương đương với việc “1 năm” chỉ có 11,2 ngày.

Kích thước của mặt trời Proxima Centauri nhỏ hơn so với mặt trời của chúng ta. Khoảng cách giữa Proxima b và mặt trời Proxima Centauri là 4,6 triệu dặm, bằng 1/20 khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời. Tuy nhiên, do Proxima Centauri là một ngôi sao lùn đỏ, tỏa ra ít nhiệt hơn so với mặt trời của chúng ta nên dù chỉ cách nhau một đoạn khá nhỏ như vậy, bề mặt hành tinh Proxima b vẫn có nhiệt độ vừa đủ để giúp nước dạng lỏng tồn tại: từ khoảng -90 đến 30 độ C.

tren trai dat thu 2 co the co nguoi ngoai hanh tinh
Hình ảnh mô phỏng mặt trời Proxima Centauri (chấm đỏ) và hành tinh Proxima b quay xung quanh.

Lịch sử hình thành, cách thức quay của Proxima b, cũng như sự ảnh hưởng bức xạ cực mạnh từ mặt trời Proxima Centauri khiến khí hậu của hành tinh mới này khá khác biệt so với Trái đất.

Trên Proxima b dường như không có mùa. Nước có thể chỉ hiện diện ở những khu vực hứng nhiều ánh sáng mặt trời nhất trên bề mặt hành tinh. Tuy nhiên, triển vọng tìm thấy sự sống trên Proxima Centauri vẫn khiến các nhà khoa học cảm thấy vui mừng. Rất có thể trên Proxima b có người ngoài hành tinh sinh sống. Dù vậy, những thực thể sống nếu tồn tại trên Proxima b thì cũng sẽ ít nhiều khác biệt so với các thực thể sống trên Trái đất bởi bức xạ mặt trời ở Proxima b mạnh hơn ở Trái đất rất nhiều.

Có những thời điểm, mặt trời Proxima Centauri tiến gần lại Trái đất với tốc độ khoảng 5km/h, tương đương tốc độ đi bộ của con người. Nhưng cũng có những thời điểm, Proxima Centauri lùi xa Trái đất với tốc độ tương tự.

Hiện tại, các nhà khoa học đang lên kế hoạch gửi tàu vũ trụ đến Proxima b để thăm dò. Việc này có thể sẽ xảy ra trong vài thập kỉ tới. Cụ thể, nếu tàu vũ trụ di chuyển với tốc độ 60.000km/giây thì thời gian để chạm tới Proxima b sẽ là khoảng 20 năm.