tphcm no luc vuot qua rao can de thuc hien giao duc thong minh
Hội thảo Giáo dục thông minh tại TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG

Sáng 20-12, tại TPHCM, UBND TPHCM đã tổ chức Hội thảo “Giáo dục thông minh tại TPHCM”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cho biết, TPHCM là đô thị lớn của cả nước và khu vực. Trên địa bàn thành phố hiện có 54 trường đại học, 52 trường cao đẳng, 64 trường trung cấp, 82 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 346 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

tphcm no luc vuot qua rao can de thuc hien giao duc thong minh
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: VIỆT DŨNG

Hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông của TP có quy mô 2.283 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên với hơn 2 triệu học sinh, sinh viên, trên 100.000 giáo viên, giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Đây là nguồn lực rất lớn mà lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm. Vì vậy, việc phát huy sức mạnh, trí tuệ và nguồn lực xã hội để xây dựng giáo dục thông minh là nhiệm vụ quan trọng của TP.

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy TPHCM, TP đang tập trung triển khai các bước đi để tiến tới xây dựng đô thị thông minh với nòng cốt là những con người thông minh, sử dụng các tiện ích, thành tựu khoa học và công nghệ để tạo môi trường học tập có hiệu quả cho học sinh. Chính vì vậy, việc định hướng trong xây dựng giáo dục thông minh với những giải pháp và bước đi cụ thể là nhiệm vụ quan trọng của thành phố.

tphcm no luc vuot qua rao can de thuc hien giao duc thong minh
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm trao đổi cùng các đại biểu tại Hội thảo Giáo dục thông minh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cũng bày tỏ, một trong những yêu cầu để chuẩn bị cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cải thiện nguồn vốn con người để có thể đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới. Điều này đặt ra cho giáo dục và đào tạo một nhiệm vụ hết sức quan trọng là xây dựng hạ tầng, chuẩn bị đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ mô hình dạy học truyền thống chuyển sang thực hiện mô hình giáo dục thông minh mà trong đó việc kế thừa các ưu điểm của các phương pháp giáo dục truyền thống với việc tận dụng khoa học, công nghệ cho giáo dục thông minh theo xu thế thế giới.

Về phía Sở GD-ĐT TPHCM, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, hiện nay, TPHCM đang triển khai Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh”. Trong đó, giáo dục phải đi trước, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế, tạo nguồn lực để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại.

tphcm no luc vuot qua rao can de thuc hien giao duc thong minh
Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM Lê Hồng Sơn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: VIỆT DŨNG

Để thực hiện mục tiêu nói trên, TP đang tập trung đầu tư toàn diện các giải pháp như xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại, đáp ứng hiệu quả các hoạt động dạy và học; xây dựng nguồn nhân lực cho giáo dục thông minh với khả năng thích ứng, biến đổi cho phù hợp với cái mới, phát triển toàn diện các kỹ năng; ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, điều hành nhà trường, trong dạy và học; tạo môi trường giáo dục thuận lợi trong chia sẻ và kết nối...

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc như tốc độ tăng dân số cơ học quá cao, số lượng học sinh tăng lên rất nhanh tạo ra áp lực đầu tư xây dựng trường lớp, đáp ứng yêu cầu chỗ học cho học sinh, ngoài ra đây cũng là rào cản cho mục tiêu xây dựng mô hình dạy học tiên tiến, hiện đại.

tphcm no luc vuot qua rao can de thuc hien giao duc thong minh
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm trải nghiệm các ứng dụng thông minh dành cho trường học của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn. Ảnh:VIỆT DŨNG
tphcm no luc vuot qua rao can de thuc hien giao duc thong minh
Sản phẩm ứng dụng cho giáo dục thông minh của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn được giới thiệu tại Hội thảo. Ảnh: VIỆT DŨNG

Bên cạnh đó, hình thức tổ chức dạy học truyền thống gắn với việc truyền thụ kiến thức, tài liệu in, thời gian biểu cố định trong thời gian dài đã khiến giáo dục thiếu tính linh hoạt, sáng tạo. Trong khi đó, giáo dục thông minh gồm cả lớp truyền thống và lớp học ảo, tài liệu in và tài liệu số, thời gian linh hoạt, không gian học tập mọi lúc, mọi nơi. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải tích cực thay đổi nhận thức, thái độ.

Đặc biệt, kinh phí đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở giáo dục hiện nay chưa đáp ứng tốt cho giáo dục thông minh. Việc triển khai các ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục thời gian qua thiếu đồng bộ, kết nối cơ sở dữ liệu, khai thác sử dụng trang thiết bị, hạ tầng CNTT, viễn thông chưa thật sự hiệu quả, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa đồng đều, còn thiếu các giải pháp phần mềm, cơ sở dữ liệu đồng bộ để từng cơ sở giáo dục kết nối vào hệ thống chung của thành phố thông minh.../.