Ông Huỳnh Văn Sấu ở ấp 3, xã An Phong, cho biết: Mấy ngày gần đây, điểm sạt lở đã xảy ra một đoạn dài phía trước nhà ông dài hơn 30m, sâu vào đất liền từ 5 - 7m, có đoạn sạt lở chỉ cách quốc lộ 30 khoảng 5m. Có 5 nhà dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn. Hiện vụ sạt lở chưa có dấu hiệu dừng lại và đang diễn biến hết sức phức tạp giữa mùa mưa lũ.

tiep tuc sat lo ven song tien 5 ho dan phai di doi

Ông Huỳnh Văn Sáu chỉ tay về chỗ sạt lở đã ăn sâu vào đất liền từ 5-7m

Ngay sau khi xảy ra sạt lở, chính quyền địa phương xã An Phong và lãnh đạo các ngành chức năng huyện Thanh Bình đã có mặt tại hiện trường vận động các hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở cao sớm di dời đến nơi an toàn. Đồng thời khảo sát thực địa và ghi nhận khu vực này đã xuất hiện nhiều vết nứt tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở.

tiep tuc sat lo ven song tien 5 ho dan phai di doi

Hiện chính quyền địa phương đã đặt biển cảnh báo sạt lở và yêu cầu các phương tiện lưu thông qua tuyến đường này phải giảm tốc độ

Toàn xã An Phong hiện có tổng chiều dài sạt lở đất ven sông Tiền hơn 850m, diện tích đất bị mất trong 6 tháng đầu năm do sạt lở là 1.200m2. Trong đó, có trên 400 hộ dân sống trong vành đai sạt lở cần phải di dời.

Địa phương đã phân công lực lượng túc trực để theo dõi và báo cáo tình hình sạt lở về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiến cứu nạn huyện để chỉ đạo kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Đoạn Quốc lộ 30 qua khu vực sạt lở ấp ba, xã An Phong là tuyến huyết mạch nối từ thành phố Cao Lãnh lên thị xã Hồng Ngự và các huyện biên giới Hồng Ngự, Tân Hồng sang nước bạn Campuchia…