thai nguyen tich cuc chuyen doi co cau cay trong tren dat lua
Gia đình bà Đoàn Thị Tảo, xóm Đồng Cả, thị trấn Hùng Sơn, Đại Từ quyết định chuyển đổi 8 sào đất lúa sang trồng rau màu để đem lại kinh tế cao hơn.

Vì đất ít, hiệu quả kinh tế thấp, nên gần 10 năm nay, 8 sào đất lúa của gia đình bà Đoàn Thị Tảo, xóm Đồng Cả, thị trấn Hùng Sơn, Đại Từ đã chuyển hẳn sang trồng rau màu. Hiệu quả đã thấy từ thực tế trong quá trình luôn canh: vụ tăng, giá trị trên diện tích tăng, nên đến nay, nhiều xóm ở Thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ đã dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa nơi đây trở thành vựa rau lớn của tỉnh Thái Nguyên. Chia sẻ về vấn đề này, bà Đoàn Thị Tảo cho biết: “Nếu như cấy lúa thì một năm chỉ có hai vụ; còn trồng màu sẽ là bốn vụ một năm. Do vậy nên gia đình tôi đã chuyển đổi đất canh tác sang trồng rau màu để đem lại kinh tế cao hơn”.

Chuyển đổi cơ cấu trên đất lúa kém hiệu quả là việc Chính phủ khuyến khích thông qua Nghị định 62 - năm 2019 nhằm tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi hình thức canh tác nhưng vẫn giữ lại hiện trạng đất. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của hình thức sản xuất mới, nông dân và chính quyền cơ sở mong muốn chính phủ tiếp tục nới lỏng hơn Quy định để thúc đẩy quá trình sản xuất. Ông Lê Văn Lâm, Chủ tịch UBND xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ cho biết: “Hạn chế là khi các hộ chuyển đổi mà thay đổi hiện trạng đất thì sẽ bị xử lý. Trước khó khăn đó, địa phương đề nghị nghiên cứu đất hai lúa thì giữ nguyên để đảm bảo an ninh lương thực, còn đất một lúa sẽ cho nhân dân chuyển đổi sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao hơn”.

thai nguyen tich cuc chuyen doi co cau cay trong tren dat lua

Chuyển đổi cơ cấu trên đất lúa kém hiệu quả là việc Chính phủ khuyến khích thông qua

Nghị định 62 năm 2019.

Trước khi có cơ chế, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũng hướng dẫn các địa phương chủ động gỡ khó, khuyến khích người dân chuyển đổi để thúc đẩy sản xuất. Kết quả thực hiện đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 6.000 ha đất trồng lúa sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây hàng năm là gần 6.000 ha, cây lâu năm gần 200 ha; diện tích gieo trồng lúa 2 vụ kết hợp nuôi thủy sản đạt gần 650 ha.

Đánh giá về vấn đề này, ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên: “Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích chuyển sang trồng cây trồng khác thì không phải chuyển mục đích sử dụng đất mà chúng ta vẫn được tính vào diện tích theo dõi trồng lúa, để khi cần thiết có thể tiếp tục trồng lúa. Do đó, các địa phương, đặc biệt là cấp huyện, xã cần vận dụng linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

thai nguyen tich cuc chuyen doi co cau cay trong tren dat lua
Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 6.000 ha đất trồng lúa sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn.

Theo đánh giá, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ngoài việc đem lại giá trị kinh tế còn giúp tiết kiệm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm chi phi đầu tư hạ tầng kênh mương. Từ việc chuyển đổi, mỗi địa phương còn có thể xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, tập trung theo đúng định hướng của Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp đang được triển khai thực hiện ở tỉnh Thái Nguyên./.