thai nguyen phat hien them o dich ta lon chau phi o huyen phu binh Phổ Yên tích cực ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng
thai nguyen phat hien them o dich ta lon chau phi o huyen phu binh Kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
thai nguyen phat hien them o dich ta lon chau phi o huyen phu binh Thái Nguyên: Phát hiện dịch tả lợn châu Phi ở huyện Phú Bình
thai nguyen phat hien them o dich ta lon chau phi o huyen phu binh
Công tác tiêu hủy đàn lợn của gia đình anh Phúc đã được triển khai để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch tả lợn châu Phi

Theo đó, từ ngày 8/3, đàn lợn của gia đình anh Dương Văn Phúc ở xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình có dấu hiệu bỏ ăn, sốt; các cơ quan chuyên môn của huyện Phú Bình đã tiến hành lấy mẫu huyết thanh trên đàn lợn và gửi đi xét nghiệm. Kết quả trả về xác định có 3 mẫu huyết thanh dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đến thời điểm sáng ngày 12/3, trước khi tiến hành tiêu hủy, trong đàn đã có 2 con lợn chết. Xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh là nơi thứ 2 phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại huyện Phú Bình và cũng là điểm thứ 2 của tỉnh. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, lãnh đạo chính quyền địa phương đang tích cực cùng người dân triển khai công tác khoanh vùng, kiểm soát và tiêu hủy nhằm tránh để dịch bệnh lây lan sang các khu vực lân cận.

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngoài 36 con lợn của gia đình anh Phúc còn có 20 con lợn của 5 hộ chăn nuôi lợn xung quanh, liền kề hộ ông Phúc cũng đã thực hiện tiêu huỷ. Ước tính tổng trọng lượng tiêu hủy trên 5,1 tấn. Tại khu vực chăn nuôi, khu dân cư, đặc biệt là quanh khu vực xảy ra bệnh dịch đã được tiến hành rắc vôi bột và phun tiêu độc khử trùng cấp độ cao. Đồng thời lập chốt kiểm dịch động vật ngay tại xóm Cầu Ngầm thực hiện trực 24/24 giờ, hoạt động cho đến khi hết dịch.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Phú Bình đã phát hiện 2 ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi và đang có nhiều diễn biến phức tạp, rất dễ lây lan. Chính vì vậy, người chăn nuôi cần chủ động phối hợp với quyền địa phương và lực lượng thú y cơ sở nhằm chủ động phương án phòng dịch, phát hiện sớm, để xử lý kịp thời và triệt để./.