tao sinh ke cho dong bao dan toc thieu so phat trien kinh te da ps ts
Gia đình anh Lê Thanh Giảng xóm Na Dau, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương được vay 50 triệu đồng để đầu tư, phát triển trồng rừng

Trước đây, gia đình anh Lê Thanh Giảng xóm Na Dau, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương là hộ nghèo. Cuộc sống của gia đình anh chỉ dựa vào những ngày công đi làm thuê của hai vợ chồng. Năm 2016, nhờ chương trình 135, gia đình anh đã được hỗ trợ một con bò cái sinh sản và vay 50 triệu đồng để đầu tư, phát triển trồng rừng. Từ đó, gia đình đã có thu nhập ổn định. Năm 2019 gia đình anh đã thoát nghèo thành công. Anh Giảng chia sẻ với chúng tôi: “Nhờ có con bò, gia đình tôi cảm thấy rất hiệu quả. Một số cây trồng đến tuổi khai thác. Chúng tôi mong muốn nhà nước quan tâm để có thể vay nhiều hơn để phát triển kinh tế”.

tao sinh ke cho dong bao dan toc thieu so phat trien kinh te da ps ts
Gia đình anh Dương Hoàng Thổ, ở xóm Làng Nông, xã Yên Trạch được vay 50 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cũng giống như gia đình anh Giảng, gia đình anh Dương Hoàng Thổ, ở xóm Làng Nông, xã Yên Trạch đã được vay 50 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số của ngân hàng chính sách huyện. Từ nguồn vốn này, anh đã mở rộng sản xuất từ việc trồng rừng và chăn nuôi. Anh Dương Hoàng Thổ kể lại quãng thời gian trước khi được vay vốn: "Trước đây thu nhập gia đình rất bấp bênh, chúng tôi đi làm thuê. Những ngày nắng chúng tôi có thể đi làm, nhưng ngày mưa thì phải nghỉ làm. Chúng tôi mong muốn là chính quyền có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để chúng tôi phát triển kinh tế xã hội”. Với anh Giảng hay anh Thổ, sự hỗ trợ của chính quyền chính là động lực để gia đình anh vươn lên thoát nghèo.

tao sinh ke cho dong bao dan toc thieu so phat trien kinh te da ps ts
Nông thôn Phú Lương đã có nhiều thay đổi

Là địa phương có tới 92% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện. Thế nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, xã Yên Trạch đã có nhiều thay đổi trên nhiều phương diện. Trong đó có công tác giảm nghèo với sự định hướng của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người dân.Theo ông Ma Văn Tý, Chủ tịch UNBD xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, Thái Nguyên: “Hàng năm tỷ lệ giảm nghèo là trên 5%/ năm. Kết quả quan trọng nhất là đời sống tinh thần của người dân có thay đổi rõ rệt.”

Giai đoạn 2015-2019, huyện Phú Lương đã triển khai Chương trình 135 với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng. Hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn huyện đã được các cấp Hội, đoàn thể địa phương tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn và khoa học kỹ thuật thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Đề án Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên địa bàn tỉnh. Nhiều gia đình sử dụng vốn có hiệu quả, từ đó thoát nghèo bền vững. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 6,36%. Tuy nhiên, ông Vũ Thăng Long, Trưởng phòng Dân tộc huyện Phú Lương,Thái Nguyên cho rằng: việc triển khác các chương trình, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện Phú Lương còn một số khó khăn, cụ thể là “Khó khăn lớn nhất là định mức của nhà nước đố với các hộ. Mong muốn là định mức có thể cao hơn để các gia đình không chỉ thoát nghèo mà còn có thể vươn lên làm giàu”.

Có thể nói, bằng chính nỗ lực của mỗi gia đình và sự quan tâm của chính quyền các cấp, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Lương đã có sự phát triển đáng kể. Để công tác giảm nghèo được tiếp tục thực hiện có hiệu quả và bền vững, thời gian tới, huyện cần lồng ghép các nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách đặc thù tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đây cũng là mong đợi của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững./.