Lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu nhận định, nếu bão số 16 ảnh hưởng hoặc đổ bộ trực tiếp vào đất liền của tỉnh thì tổng số hộ dân cần phải di dời là 85.831 hộ với hơn 365.000 người.

Trường hợp bão số 16 chỉ ảnh hưởng khu vực đất liền ven biển của tỉnh thì Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh sẽ chỉ đạo di dời trên 19.000 hộ dân với 80.000 người.

Dự kiến thời gian hoàn thành công tác di dời, sơ tán dân là trước 12h trưa ngày 25/12 và có biện pháp cưỡng chế đối với các trường hợp không chấp hành lệnh sơ tán.

se cuong che neu nguoi dan khong di doi ung pho voi bao so 16

Lực lượng chức năng phát loa sơ tán dân tại Gành Hào, Bạc Liêu.

Ghi nhận của PV Dân trí, đến chiều tối ngày 24/12, nhiều người dân là người già, trẻ em, phụ nữ… ở ven biển thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) đã được di dời đến nơi trú ẩn như Đồn biên phòng, trụ sở các cơ quan, thậm chí vào ở trong các khu nhà trọ ở thị xã Giá Rai (cách Gành Hào hơn 30 km),…

Ông Dương Thành Trung- Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu công tác di dời dân phải nhẹ nhàng, tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, cũng như phải bảo đảm an toàn vệ sinh và an toàn thực phẩm cho người dân tại các điểm trú ngụ.

se cuong che neu nguoi dan khong di doi ung pho voi bao so 16
se cuong che neu nguoi dan khong di doi ung pho voi bao so 16

Người già, phụ nữ, trẻ em ở thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) được địa phương bố trí xe buýt để di dời đến nơi an toàn.

Còn tại Cà Mau, lãnh đạo UBND tỉnh cho biết, trong ngày 24/12 đã di dời số dân là các đối tượng người già, trẻ em,… Trong đó, huyện Cái Nước có khoảng 9.000 người dân trong kế hoạch di dời. Số lượng người già, trẻ em cần sơ tán ngay đến nhà người thân kiên cố là khoảng 6.200 người.

Bên cạnh đó, hỗ trợ hộ nghèo dây để chằng chống (chi phí 150.000 đồng/hộ) theo chỉ đạo của tỉnh là hơn 1.300 hộ. Huyện Cái Nước cũng xuất kinh phí khoảng 300 triệu đồng để mua dây hỗ trợ cho hơn 500 hộ cận nghèo khó khăn mượn sử dụng.

Còn huyện Phú Tân có hơn 1.000 hộ dân với hơn 4.400 người cần phải sơ tán thuộc 4 xã ven biển của huyện. Người dân địa phương cho biết, nghe tin bão có thể sẽ đổ bộ vào, bà con ở đây rất lo, bởi theo dự báo thì cơn bão này còn lớn hơn cơn bão số 5 hồi 20 năm trước.

se cuong che neu nguoi dan khong di doi ung pho voi bao so 16

Nhiều khu vực ở Cà Màu được đánh giá dễ bị tổn thương nếu bão đổ bộ vào.

Chủ tịch tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, Cà Mau có nhiều khu dân cư ven biển, nhà cửa của bà con chưa được kiên cố nên rất dễ bị tổn thương khi bão vào. Bên cạnh đó, người dân cũng chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó với bão. Vừa qua, khi áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 15 dự kiến đi vào nhưng đều không vào nên người dân dễ có tâm lý chủ quan.

Chủ tịch tỉnh Cà Mau đánh giá, điều lo nhất của tỉnh Cà Mau hiện nay là còn nhiều người dân có sự chủ quan, thờ ơ. Do đó, với tinh thần quyết liệt nhất, những hộ dân nào, đối tượng nào không chấp nhận hướng dẫn của chính quyền địa phương trong việc di dời đến nơi an toàn thì tỉnh sẽ áp dụng các biện pháp bắt buộc, cưỡng chế.

Ông Nguyễn Tiến Hải cũng đề nghị các tàu thuyền phải vào nơi tránh trú an toàn. Trong trường hợp các tàu này không chấp nhận sơ tán thì kiên quyết dùng tàu khác kè vào điểm trú, đồng thời lập biên bản và cấm hoạt động khai thác sau bão.

se cuong che neu nguoi dan khong di doi ung pho voi bao so 16

Cà Mau kiên quyết nếu tàu thuyền nào không chịu sơ tán thì dùng tàu khác kè và lập biên bản không cho hoạt động sau bão.

Theo số liệu của tỉnh Sóc Trăng, nếu bão số 16 đổ bộ vào đất liền, tỉnh Sóc Trăng sẽ có khoảng 26.000 người dân phải di dời tránh bão. Trong đó, huyện Trần Đề dự kiến di dời 3.063 dân, thị xã Vĩnh Châu có trên 12.000 người, huyện Cù Lao Dung có 5.535 người, huyện Kế Sách có 3.036 người, huyện Long Phú có khoảng 2.551 người,…

UBND tỉnh cũng yêu cầu chính quyền địa phương thông báo, di dời các hộ dân ngoài tuyến đê biển vào nơi tránh, trú bão ở nơi đã được bố trí, đảm bảo cuộc sống cho bà con trong thời gian di dời đến nơi an toàn.

se cuong che neu nguoi dan khong di doi ung pho voi bao so 16

Người dân Sóc Trăng cho biết họ rất lo lắng khi hay tin bão có thể đổ bộ vào tỉnh này.

Tính đến thời điểm trưa ngày 24/12, Bộ đội biên phòng Sóc Trăng đã kêu gọi tàu thuyền vào nơi neo đậu tại bến được 667 phương tiện/2.785 thuyền viên; neo đậu tại Côn Đảo 167 phương tiện/818 thuyền viên và 10 phương tiện/52 thuyền viên đang trên đường vào bờ.

Theo đại tá Trịnh Kim Khâm - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng Sóc Trăng, đơn vị đã chỉ đạo duy trì trực sẵn sàng 24/24h, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Phối hợp hướng dẫn chủ phương tiện cách neo đậu tàu thuyền và hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa chuẩn bị ứng phó với bão.