Khu tái định cư Quán Chè được quy hoạch tại xóm Quán Chè, xã Nga My, huyện Phú Bình với tổng diện tích hơn 20.300 m2, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hệ thống cây xanh đồng bộ, hứa hẹn một khu dân cư mới, hiện đại. Khu tái định cư này dành cho các hộ dân phải di chuyển chỗ ở khi giải phóng mặt xây dựng công trình đường Vành đai 5 – vùng thủ đô Hà Nội. Đây là một dự án hạ tầng giao thông quan trọng, nối sang khu Công nghiệp Yên Bình và quốc lộ 3 mới. Khi hoàn thành sẽ góp phần thu hút đầu tư vào huyện và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân giao thương, phát triển kinh tế. Là một hộ dân sống tại đây, Ông Nguyễn Tiến Chức – Xóm Quán Chè, xã Nga My, Phú Bình, Thái Nguyên tâm sự "Lúc đầu chúng tôi cũng nghĩ rằng khi thu hồi đất thì chúng tôi sẽ làm gì để sinh sống, nhưng khi biết rõ về chủ trương thì người dân chúng tôi rất đồng thuận vì điều này sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế cho khu vực xung quanh đây"

phu binh xac dinh xay dung ket cau ha tang la don bay phat trien kinh te xa hoi

Khu tái định cư Quán Chè với hạ tầng xây dựng cơ bản, hệ thống cây xanh và chiếu sáng

được hoàn thiện một cách đồng bộ.

Cùng với Nga My, Điềm Thụy cũng nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội. Với lợi thế sẵn có, cùng việc phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, coi đây là khâu đột phá, khu công nghiệp Điềm Thụy đã thu hút được các nhà đầu tư đến đây; giúp kinh tế- xã hội của địa phương ngày càng phát triển, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp- thủy sản. Đến nay, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp của xã giảm còn 35%. Cơ bản đã hoàn thành các tiêu chí trở thành đô thị loại V giai đoạn 2018 - 2020. Khẳng định về những kết quả trong phát triển hạ tậng, ông Dương Minh Soát, Chủ tịch UBND xã Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyêncho biết "Kết thúc năm 2019 chúng tôi đã đầu tư khoảng hơn 60 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng, trong đó huy động từ nhân dân là 30 tỷ, còn lại là xã hội hóa và nguồn ngân sách. Chúng tôi tập trung xây dựng các cơ sở vật chất của trung tâm văn hóa, các nhà trường để phục vụ công tác giáo dục tại địa phương"

phu binh xac dinh xay dung ket cau ha tang la don bay phat trien kinh te xa hoi
Phú Bình thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Phú Bình thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện cả giai đoạn 2016 - 2019 đạt 3.380 tỷ đồng, trong đó có hơn 1.000 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách. Huyện khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, thương mại dịch vụ, du lịch, hạ tầng khu công nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng, lồng ghép các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, bên cạnh các dự án về giao thông, đô thị, hệ thống trường lớp học, nhà văn hóa, thủy lợi, cầu cống, trường lớp học… cũng được quan tâm cải tạo và xây mới. Ông Hoàng Thanh Giao - Chủ tịch UBND huyện Phú Bình, Thái Nguyên nêu rõ nhiệm vụ trong thu hút phát triển kết cấu hạ tầng của địa phương "Chúng tôi xác định rõ tập trung thu hút đầu tư bằng các giải pháp phù hợp, theo đó sẽ tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư. Cùng với đó là tập trung với việc huy động, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện dự án và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn"

Kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án hạ tầng đã và đang được hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho Phú Bình khai thác tốt hơn các tiềm năng lợi thế, thực hiện mục tiêu tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển./.