Nhà máy nước Túc Duyên hiện nay có đến 9 giếng nước ngầm như giếng H51 này. Nếu hoạt động hết công suất mỗi ngày sản lượng nước ngầm của toàn Công ty CP nước sạch Thái Nguyên cũng chỉ chiếm khoảng gần 30% sản lượng cung cấp cho TP Thái Nguyên với trên 10.000 khối nước. Cũng bởi vì nguồn tài nguyên nước ngầm có hạn, nên năm 2016, Công ty đã nâng cấp công xuất của Xí nghiệp nước sạch Tích Lương lên 40.000 khối/ ngày. Tuy nhiên, nguồn nước nước mặt đảm bảo có khai thác sản xuất nước sạch cũng không phải là vô tận và rất cần được bảo vệ trong bối cảnh hiện nay…

Ông Phạm Việt Sơn, Giám đốc Nhà máy nước sạch Tích Lương, Công ty CP nước sạch Thái Nguyên nói "Chúng tôi mong muốn người dân phải có ý thức hơn trong bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là không được vất xác động, thực vật xuống dòng kênh, để đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho người dân TP Thái Nguyên".

Ông Lê Huy Phú, Trưởng phòng Kế hoạch, Công ty CP nước sách Thái Nguyên cho biết "Chúng tôi đang xây dựng Nhà máy sử dụng nước mặt Hồ Núi Cốc với công suất 50.000 m3/ngày đêm để giảm dần, có lộ trình, khai thác nước ngầm ở khu vực TP, tiến dần trong tương lai sẽ sử dụng nước mặt là chủ yếu".

nuo c cho ta t ca khong de ai bi bo la i phi a sau
Năm 2016, Công ty đã nâng cấp công xuất của Xí nghiệp nước sạch Tích Lương lên 40.000 khối/ ngày đêm

Nỗ lực để đảm bảo nước sinh hoạt và phát triển kinh tế ở khu vực thành thị, tỉnh Thái Nguyên cũng chú ý đến điều kiện tiếp cận nước sạch cho đồng bào vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tiêu biểu như ở xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa, mặc dù là xã vùng sâu khó khăn, nhưng từ năm 2009, hơn 500 hộ dân trong xã đã được sử dụng nguồn nước sạch từ nguồn vốn lòng ghép của chương trình mục tiêu quốc gia. Đến nay, sau gần 10 năm duy trì hoạt động, hệ thống này vẫn đang vận hành tốt, đem này nguồn nước sạch, đảm vảo vệ sinh cho người dân địa phương…

Chị Mai Thị Chang, xóm Làng Quyền, xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa phấn khởi nói “Hiện người dân trong xóm đã được sử dụng nước sạch, nhờ đó mà chống được những dịch bệnh lây qua đường nước. Trước đây, người dân phải sử dụng nguồn nước tự chảy nên vào những ngày mưa thì nước rất đục nên không đảm bảo. Giờ có nước sạch về đến rồi nên yên tâm hơn”.

Theo thống kê, đến nay tỉ lệ người dân dân nông nông được sử dụng nước sạch vệ sinh trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 91%. Từ nay đến năm 2020, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu có 95% tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tăng 6% so với năm 2017, tương ứng với trên 209.400 hộ dân nông thôn. Cùng với đó, việc đảm bảo nguồn tài nguyên nước trên địa bàn toàn tỉnh cũng sẽ được siết chặt…

nuo c cho ta t ca khong de ai bi bo la i phi a sau
Theo thống kê, đến nay tỉ lệ người dân dân nông nông được sử dụng nước sạch vệ sinh trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 91%

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thế Giang – Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên cho biết "Để phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành chương trình quy hoạch về lĩnh vực tài nguyên nước, nổi bật trong đó là quy hoạch về quản lý bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, đã thực hiện quy hoạch khai thác và sử dụng nước mặt trên địa bàn toàn tỉnh nhằm quản lý tốt nhất về chất lượng nguồn nước, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh".

Cùng với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho nước sạch trên địa bàn toàn tỉnh, các địa phương cùng với người dân cũng cần nâng cao ý thức chủ động trong việc bảo vệ nguồn nước tự nhiên, chung tay xây dựng bảo vệ các công trình nước sạch. Có như vậy, việc tiếp cận nước sạch, hợp vệ sinh “ nước cho tất cả mọi người” mới thực sự bền vững./.