nong dan thuong tin trong rau nuoi lon de dang thu tien ty

Chị Nguyễn Thị Bim, thôn Yên Phú, xã Văn Phú (huyện Thường Tín, Hà Nội) thu hoạch mướp được trồng theo quy trình an toàn. Ảnh: Hồng Vũ

Nhiều mô hình cho thu nhập tiền tỷ

Ông Lưu Văn Phúc - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín cho biết, đến nay, huyện đã có 15 xã đạt chuẩn NTM. Qua việc xây dựng NTM, hệ thống đường trục xã, liên xã đã được trải nhựa, bê tông hóa đạt 97%; đường trục thôn, xóm được cứng hóa 83% và đường làng, ngõ xóm là 95%. Bên cạnh đó, hơn 1.000 công trình thủy lợi lớn, nhỏ đã được đưa vào khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất và giao thương hàng hóa.

"Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay trên địa bàn huyện đã có những mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao, như mô hình trồng rau VietGAP tại xã Ninh Sở đạt 2,5 tỷ đồng/ha/năm; mô hình chăn nuôi lợn thịt doanh thu 8 tỷ đồng/năm…" - ông Phúc chia sẻ.

Cùng với trồng trọt, Thường Tín đã quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư theo quy hoạch nông thôn mới để thực hiện mô hình chăn nuôi, thả cá, kết hợp trổng cây ăn quả. Đồng thời, đưa nhanh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống mới vào sản xuất, như giống lợn hướng nạc; gia cầm siêu thịt, siêu trứng; bò lai sind và bò siêu thịt BBB…

nong dan thuong tin trong rau nuoi lon de dang thu tien ty

Nghề thêu tranh đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Thường Tín (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng

Đến nay, huyện Thường Tín đã có 15/28 xã đạt chuẩn NTM. Theo kế hoạch, hết năm 2017, huyện phấn đấu có thêm 4 xã gồm Tự Nhiên, Tô Hiệu, Nghiêm Xuyên và Tân Minh hoàn thành xây dựng NTM.

"Đến nay, toàn huyện có 93 trang trại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động trong xã, có những trang trại đạt doanh thu 6,6 tỷ đồng/năm, đặc biệt mô hình chăn nuôi lợn tại xã Hồng Vân đạt doanh thu 8 tỷ đồng/năm..." - ông Phúc tiết lộ.

Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng cao

Với những kết quả trên, nhiều hộ dân ở huyện Thường Tín đã có kinh tế ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo. Năm 2016, thu nhập bình quân đạt 32,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 3,8%.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Phạm Khắc Trung - người dân xã Quất Động cho biết: “Xây dựng NTM giống như một cuộc cách mạng đã thực sự làm thay đổi bộ mặt nông thôn cũng như cuộc sống của bà con nông dân”.

Theo ông Lưu Văn Phúc, năm 2017, huyện Thường Tín tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch NTM; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, xây dựng nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết 4 nhà (nhà khoa học, nhà nông, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, huyện sẽ tiếp tục phát triển vùng sản xuất chuyên canh gắn với xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để mang lại giá trị cao hơn cho người sản xuất.

nong dan thuong tin trong rau nuoi lon de dang thu tien ty

Người dân một số xã của huyện Thường Tín (Hà Nội) có thu nhập cao nhờ làm nghề thêu tranh. Ảnh: Hải Đăng

Là xã điểm NTM điển hình của Hà Nội, xã Chương Dương (Thường Tín) được Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội đánh giá là một trong những xã mà chính quyền và nhân dân có sự đoàn kết, đồng lòng cao nhất trong phong trào xây dựng NTM.

Ông Huỳnh Ngọc Huệ - Chủ tịch UBND xã Chương Dương cho biết: “Dù đạt chuẩn NTM nhưng Chương Dương luôn ý thức phải nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí, luôn làm mới NTM. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có chiều sâu và chọn lọc hơn”.

3 tỷ đồng cho hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2017

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 180/KH-UBND về việc triển khai "Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề" năm 2017.

Kế hoạch trên được ban hành nhằm hỗ trợ các làng nghề trên địa bàn thành phố xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của các làng nghề trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện để các làng nghề của Hà Nội bảo tồn và phát triển thương hiệu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

UBND TP yêu cầu phải thu hút sự quan tâm và tham gia của các làng nghề trên địa bàn; tạo được sự chuyển biến từ nhận thức tới hành động của các làng nghề về phát triển và xây dựng thương hiệu mạnh cho các làng nghề. Phổ biến các chính sách liên quan đến hỗ trợ và quảng bá thương hiệu cho các làng nghề trên địa bàn.

Theo đó, nội dung hỗ trợ gồm đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu (dự kiến hỗ trợ 10 làng với 3 ngày tập huấn); đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu cho các làng nghề; tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.

Điều kiện hỗ trợ là các làng nghề đã được UBND thành phố quyết định công nhận danh hiệu làng nghề và được UBND quận, huyện, thị xã gửi văn bản đăng ký tham gia Chương trình Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề Hà Nội từ nguồn ngân sách Thành phố. Tổng kinh phí hỗ trợ năm 2017 là 3 tỷ đồng.