Theo khảo sát của Cục Thống kê Lao động Mỹ, công nghệ là một trong những ngành cần nhiều nhân sự nhất với tỷ lệ tăng trưởng việc làm lên đến 12% trong thập niên này, gấp đôi so với tốc độ gia tăng tổng thể toàn xã hội.

Dựa trên nghiên cứu việc làm giai đoạn 2014-2024, dưới đây là 9 ngành nghề liên quan đến công nghệ tốt nhất do US News & World Report chọn ra qua mức lương trung bình và tỷ lệ thất nghiệp.

nhung nganh cong nghe co viec lam tot nhat tai my

Một nhà phân tích hệ thống máy tính đòi hỏi phải phối hợp tốt nền tảng công nghệ thông tin và kiến thức kinh doanh để quản lý hệ thống một cách hiệu quả. Hiện ngành này cần tuyển 118.600 vị trí, mức lương trung bình 82.710 USD một năm, tỷ lệ thất nghiệp 2,6%.Phân tích hệ thống máy tính

Phát triển phần mềm

Kỹ sư phát triển phần mềm chịu trách nhiệm thiết kế, cải tiến công nghệ, các chương trình cũng như ứng dụng mới. Họ cũng đảm nhận việc lập trình, phát hiện và gỡ lỗi, bảo trì... cho các doanh nghiệp, tư vấn kỹ thuật cho thế hệ trẻ. Đang có 135.00 vị trí tuyển dụng, mức lương trung bình 95.500 USD một năm, tỷ lệ thất nghiệp 2,5%.

Phát triển web

Các nhà phát triển web thiết kế và xây dựng website cũng như các ứng dụng dựa trên nền tảng web cho doanh nghiệp. Họ phải nắm vững cả kỹ thuật và kiến thức chuyên ngành. Nhiều kỹ sư giỏi có thể phụ trách cả lập trình front-end (giao diện trang web và trải nghiệm người dùng) cũng như phần back-end (nền tảng cốt lõi để website vận hành). Ngành này đang cần 39.500 vị trí mới, lương trung bình 63.490 USD một năm, tỷ lệ thất nghiệp 3,4%.

Quản lý công nghệ thông tin

Các nhà quản lý công nghệ thông tin có trách nhiệm phân tích, đánh giá và đưa ra chiến lược công nghệ thông tin dài hạn cho doanh nghiệp. Phối hợp với các giám đốc điều hành trong công ty, họ sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ như nâng cấp phần mềm hay phần cứng, đàm phán với đối tác cung cấp dịch vụ, lên kế hoạch mua sản phẩm mới... Mức lương trung bình một năm ngành này lên tới 127.640 USD một năm, cần tuyển 53.700 vị trí, tỷ lệ thất nghiệp 1,8%.

nhung nganh cong nghe co viec lam tot nhat tai my

Đây là những người đóng vai trò canh gác và bảo vệ hệ thống thông tin, tiến hành giám sát, ngăn chặn và đối phó với những tình huống khai thác dữ liệu trái phép hay các cuộc tấn công mạng. Bên cạnh đó, họ cũng lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp an ninh để bảo vệ hệ thống máy tính và mạng nội bộ, chống xâm nhập và tấn công từ bên ngoài. Mức lương trung bình một năm là 88.890 USD, nhu cầu tuyển dụng 14.800 người, tỷ lệ thất nghiệp 1,4%.Phân tích an ninh thông tin

Quản trị cơ sở dữ liệu

Dữ liệu là một trong những nền tảng quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các chuyên gia quản trị sẽ thiết lập cơ sở dữ liệu phù hợp với nhu cầu của công ty, đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả. Ngoài ra họ sẽ kiểm tra và nâng cấp các chức năng cơ sở dữ liệu, thực hiện biện pháp an ninh và đảm bảo lưu trữ an toàn. Ngành này đang cần 13.400 vị trí mới, mức lương bình quân 80.280 USD một năm, tỷ lệ thất nghiệp 2%.

Hỗ trợ máy tính

Các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn sửa chữa từ máy tính để bàn cho tới máy in, router, phần mềm, mạng nội bộ hay các vấn đề lưu trữ... Do tính chất công việc, các chuyên gia hỗ trợ máy tính phải có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt được thông tin chính xác, đơn giản và dễ hiểu. Họ cũng cần có tính kiên nhẫn để giúp người khác hoàn thành công việc. Với tỷ lệ thất nghiệp 3,3 %, ngành này có mức lương trung bình 61.830 USD, đang cần tuyển 13.600 kỹ thuật viên.

nhung nganh cong nghe co viec lam tot nhat tai my

Quản trị hệ thống máy tính Chuyên gia quản trị hệ thống sẽ xác định các vấn đề mạng hoặc máy tính, thực hiện cập nhật cho thiết bị và phần mềm, đảm bảo hệ thống email và lưu trữ dữ liệu hoạt động tốt, máy trạm của nhân viên kết nối với mạng máy tính trung tâm. Họ cũng thiết lập và duy trì cụm máy chủ, đào tạo người dùng mới kỹ năng sử dụng phần cứng và phần mềm có liên quan đến công việc. Hiện ngành này đang cần tuyển 30.200 vị trí, lương trung bình một năm 75.790 USD, tỷ lệ thất nghiệp 2%.

Lập trình máy tính

Lập trình viên phụ trách viết mã cho phép chạy các chương trình phần mềm. Công việc đòi hỏi người lập trình phải tinh chỉnh các ý tưởng và giải quyết các vấn đề phát sinh khi chuyển đổi chương trình thành các đoạn mã. Các lập trình viên cũng viết lại, sửa lỗi, bảo trì và liên tục thử nghiệm để đảm bảo phần mềm và các chương trình hoạt động trơn tru, hiệu quả.