Những người nông dân của xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa đã nhiều năm gắn bó với nghề trồng Chè, trải qua bao nhọc nhằn, vất vả với loại cây trồng này họ hiểu rõ hơn ai hết nhữn khó khăn, thuận lợi của nghề trồng Chèđặc biệt là đối với một huyện miền núi như Định Hóa.

Những khó khăn đó là, mặc dù là địa phương có diện tích chè khá lớn nhưng việc áp dụng quy trình sản xuất Chè sạch,sự quan tâm áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Chè còn hạn chế. bên cạnh đó việc phát triển và sản xuất chế biến Chè còn mang tính đại trà, cơ cấu giống chè vẫn chủ yếu là giống chè trung du, việc đầu tư những khu vực sản xuất chè trọng điểm, sản xuất chè đặc sản còn ít nên làm cho giá trị của sản phẩm chè mang lại chưa cao.

Diện tích trồng chè lớn không đồng nghĩa với sự phát triển của sản phẩm, điều này là thực tế xảy ra nhất là đối với loại cây khá kén chọn các điều kiện trồng, chăm sóc, chế biến như cây chè.

Do đó, nếu có sự đầu tư khác nhau rất có thể sẽ xuất hiện trường hợp địa phương có diện tích chè lớn nhưng giá trị kinh tế thấp, còn địa phương có diện tích chè không lớn nhưng biết đầu tư hiệu quả từ cơ cấu giống, quy trình sản xuất và chế biến giá trị kinh tế mang lại từ cây chè vẫn cao.

Để cây Chè ở Định Hóa phát triển mạnh và trở thành cây kinh tế mũi nhọn như địa phương đã xác định, rất cần có những giải pháp đồng bộ, từ quy hoạch các vùng chè đặc

sản, đổi mới cơ cấu giống chè có năng suất, chất lượng cao, đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất chè, có như vậy nghề sản xuất và chế biến Chè tại đây mới được phát huy, đóng góp chung vào sự phát triển của ngành Chè Thái Nguyên.

Minh Đức