Trước những thông tin không chính xác về bệnh tả lợn châu Phi, nhiều người dân tỏ ra lo lắng, không dám sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, một số tư thương đã lợi dụng việc này để ép giá thu mua, gây khó khăn cho người chăn nuôi.

"Nghe thông tin về bệnh tả lợn châu Phi tôi thấy hoang mang, tôi cũng dừng không dám ăn thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn nữa”. Đó là tâm lý chung của rất nhiều người dân trên địa bàn thành phố Hạ Long, Quảng Ninh khi chưa hiểu rõ về bệnh tả lợn châu Phi. Điều này khiến sức mua thịt lợn tại thị trường Hạ Long giảm hẳn. Những tiểu thương bán các sản phẩm chế biến từ thịt lợn như: nem, giò, chả ... cũng chịu tác động không nhỏ bởi tâm lý e dè của người dân khi sử dụng các sản phẩm chế biến từ thịt lợn.

Chị Vũ Thị Giang, bán thịt lợn tại chợ Cao Xanh, thành phố Hạ Long cho biết: “Thịt lợn đã được kiểm dịch rồi, đảm bảo an toàn thực phẩm, thế nhưng người mua thì tâm lý vẫn lo sợ, nên lượng mua ngày càng ít đi. Ví dụ như trước đây bán được khoảng 3-4 con mỗi ngày thì giờ có những hôm 1 con mà cũng không bán hết được. Tôi mong rằng các cơ quan chức năng tuyên truyền để người dân hiểu, để chúng tôi buôn bán dễ dàng hơn”.

nguoi dan khong nen tay chay thit lon vi dich ta chau phi
Chị Vũ Thị Giang, bán thịt lợn tại chợ Cao Xanh, thành phố Hạ Long mong rằng các cơ quan chức năng tuyên truyền để người dân hiểu được bệnh tả lợn châu Phi không lây truyền sang người và yên tâm sử dụng thịt lợn đã được kiểm dịch

Tác nhân gây bệnh tả lợn châu Phi là virus có thể tồn tại đến 6 tháng trong dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín. Tuy nhiên, virus này dễ dàng bị tiêu diệt ở môi trường nhiệt độ 100 độ C trong thời gian chưa đến 1 phút.

Trước những thông tin không chính xác về bệnh tả lợn châu Phi, nhiều người dân tỏ ra lo lắng, không dám sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, một số tư thương đã lợi dụng việc này để ép giá thu mua, gây khó khăn cho người chăn nuôi.

"Nghe thông tin về bệnh tả lợn châu Phi tôi thấy hoang mang, tôi cũng dừng không dám ăn thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn nữa”. Đó là tâm lý chung của rất nhiều người dân trên địa bàn thành phố Hạ Long, Quảng Ninh khi chưa hiểu rõ về bệnh tả lợn châu Phi. Điều này khiến sức mua thịt lợn tại thị trường Hạ Long giảm hẳn. Những tiểu thương bán các sản phẩm chế biến từ thịt lợn như: nem, giò, chả ... cũng chịu tác động không nhỏ bởi tâm lý e dè của người dân khi sử dụng các sản phẩm chế biến từ thịt lợn.

Chị Vũ Thị Giang, bán thịt lợn tại chợ Cao Xanh, thành phố Hạ Long cho biết: “Thịt lợn đã được kiểm dịch rồi, đảm bảo an toàn thực phẩm, thế nhưng người mua thì tâm lý vẫn lo sợ, nên lượng mua ngày càng ít đi. Ví dụ như trước đây bán được khoảng 3-4 con mỗi ngày thì giờ có những hôm 1 con mà cũng không bán hết được. Tôi mong rằng các cơ quan chức năng tuyên truyền để người dân hiểu, để chúng tôi buôn bán dễ dàng hơn”.

nguoi dan khong nen tay chay thit lon vi dich ta chau phi
Chị Vũ Thị Giang, bán thịt lợn tại chợ Cao Xanh, thành phố Hạ Long mong rằng các cơ quan chức năng tuyên truyền để người dân hiểu được bệnh tả lợn châu Phi không lây truyền sang người và yên tâm sử dụng thịt lợn đã được kiểm dịch

Tác nhân gây bệnh tả lợn châu Phi là virus có thể tồn tại đến 6 tháng trong dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín. Tuy nhiên, virus này dễ dàng bị tiêu diệt ở môi trường nhiệt độ 100 độ C trong thời gian chưa đến 1 phút.

Hiện nay, trên mạng xã hội có nhiều thông tin sai sự thật về bệnh tả lợn châu Phi gây hoang mang dư luận và đã có một số cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phát tán những thông tin thất thiệt này.

Do đó, người dân nên cẩn trọng trước các thông tin lan truyền trên mạng xã hội, yên tâm khi sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn tại các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm định dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm./.