ngay lam viec thu 2 ky hop thu 6hdnd tinh khoa xiii thao luan cho y kien vao cac bao cao to trinh trinh tai ky hop
Các đại biểu thảo luận tại tổ 4. Ảnh: Minh Thúy

Tại phiên thảo luận tổ, về báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 do UBND tỉnh trình, đa số ý kiến của đại biểu đều cơ bản thống nhất, đồng tình. Các đại biểu cho rằng UBND tỉnh đã đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện những kết quả đạt được, đồng thời kiểm điểm sâu sắc về những mặt bất cập, hạn chế trong quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2017. Kết quả, 14/15 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đã hoàn thành và vượt kế hoạch năm. Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra và đề nghị làm rõ một số tồn tại, hạn chế trên một số lĩnh vực. Đồng thời đề xuất một số giải pháp để tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2018 một cách đồng bộ, hiệu quả.

Cho ý kiến vào Tờ trình về việc đề nghị thông qua Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và 3 năm 2018-2020 trên địa bàn tỉnh, có ý kiến cho rằng: sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, cần điều chỉnh nâng mức đối ứng hỗ trợ phân bổ vốn ngân sách đầu tư xây dựng Nông thôn mới của huyện Đồng Hỷ vào cùng nhóm các huyện Định Hóa, Võ Nhai. Nhiều ý kiến đề xuất xem xét bổ sung chỉ tiêu cụ thể từng năm, đồng thời ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các xã ATK, các xã vùng khó khăn.

Đối với các Tờ trình về việc bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch đầu tư công tỉnh Thái Nguyên năm 2018 và Việc điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2017 của một số địa phương và phân bổ dự toán ngân sách năm 2018, các đại biểu cơ bản đồng ý với nội dung được trình, tuy nhiên cũng đề nghị tờ trình cần làm rõ nguyên nhân chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong năm 2017 và sắp xếp các công trình theo thứ tự ưu tiên. Đồng thời xem xét phân bổ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng giảm dần chi ngân sách thường xuyên cho các đơn vị này.

Cho ý kiến vào Tờ trình về việc giao biên chế công chức hành chính, biên chế sự nghiệp và hợp đồng năm 2018, nhiều đại biểu cho rằng, tờ trình đã thể hiện rõ chủ trương, định hướng và các bước đi cụ thể, chủ động của tỉnh trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, Khóa XII. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, để tạo đồng thuận và sự thống nhất về tư tưởng, cùng như hành động động thực tiễn, tỉnh cần xem xét có cơ chế, chính sách đối với các đối tượng thuộc diện giảm biên.

ngay lam viec thu 2 ky hop thu 6hdnd tinh khoa xiii thao luan cho y kien vao cac bao cao to trinh trinh tai ky hop
Ảnh: Bá Hoàng

Bên cạnh sự cần thiết của việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, các đại biểu cũng đề xuất giải pháp xây dựng cơ chế tuyển dụng công khai, minh bạch nhằm bổ sung vào bộ máy đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Cùng với đó, một số ý kiến cũng cho rằng, việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập và tinh giản biên chế, hợp đồng lao động tại các đơn vị này cần xem xét tính đặc thù theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

Liên quan đến Tờ trình về việc hỗ trợ kinh phí đối với các trường mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh năm 2018, nhiều ý kiến đã nêu thực trạng thiếu biên chế giáo viên và khó thu hút giáo viên cấp dưỡng tại các trường mầm non hiện nay, dù rằng năm 2017 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ thu hút. Ý kiến cho rằng, cần xem xét nâng mức hỗ trợ và có cơ chế xã hội hóa trong thực hiện chi trả để phù hợp với đặc thù điều kiện phát triển kinh tế ở từng địa phương.

Thảo luận về Tờ trình về việc đề nghị thông qua Đề án Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, các ý kiến cho rằng mục tiêu của Đề án là đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên nhiều đại biểu cũng băn khoăn về tính khả thi và hiệu quả của đề án này, đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ thực trạng giai đoạn trước và xem xét lại lộ trình thực hiện cho sát với điều kiện thực tế.

Cũng trong phiên thảo luận tổ ngày 7/12, các đại biểu đề nghị các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh trong soạn thảo Đề án, Tờ trình và dự thảo Nghị quyết cần tổng hợp, tiếp thu nghiêm túc ý kiến thảo luận của đại biểu. Trên cơ sở đó bổ sung hoàn thiện một cách phù hợp vào dự thảo báo cáo, tờ trình. Trong phiên làm việc này, các đại biểu cũng đã tham gia, góp ý vào một số nội dung khác của các báo cáo, Đề án, Tờ trình tại Kỳ họp.

Ngày 8/12, Kỳ họp sẽ bước sang ngày làm việc thứ 3 tiến hành tổng hợp thảo luận tại hội trường, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn những vấn đề cử tri gửi tới kỳ họp, và bế mạc kỳ họp.