neu khong duoc cuu dam ninh binh va ha bac se lo vai nghin ty dong trong 3 nam toi
Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình - một trong 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ ngành công thương.

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) vừa có báo cáo về phương án sản xuất kinh doanh trong 3 năm tới (2018-2020) đối với 4 dự án hoạt động kém hiệu quả nhất thuộc Tập đoàn này.

Trong số 12 dự án có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng thua lỗ của ngành công thương thì Vinachem chiếm tới 4 dự án, bao gồm: Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP - Vinachem, DAP số 2 - Vinachem.

Báo cáo cho biết, năm 2017, cả 4 dự án đều đã khắc phục được phần nào khó khăn, giảm và cắt lỗ. Các dự án giảm được lỗ như Đạm Ninh Bình lỗ 933 tỷ đồng, giảm gần 200 tỷ đồng so với năm 2016. Đạm Hà Bắc lỗ 602 tỷ đồng, giảm 449 tỷ đồng, DAP số 2 lỗ 530 tỷ đồng, giảm 376 tỷ đồng. Riêng DAP - Vinachem báo lãi 15 tỷ đồng.

Vinachem cho biết, trong 4 đơn vị nêu trên thì có 3 đơn vị liên tục lỗ kể từ khi đưa dự án vào hoạt động thương mại nên không còn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không đủ tiền để trả nợ vốn vay đầu tư và cũng chỉ dành một số tiền rất hạn chế để đầu tư cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm.

Do vậy theo Tập đoàn này, điều kiện quyết định để các đơn vị triển khai phương án sản xuất kinh doanh trong 2018-2020 là cácngân hàng thương mại tiếp tục tài trợ cho vay vốn lưu động với hạn mức đảm bảo các đơn vị luân chuyển dòng tiền đã xây dựng.

Riêng với Đạm Ninh Bình, cần 120 tỷ đồng vốn trung và dài hạn phục vụ cho việc sửa chữa lớn định kỳ nhà máy trong 2018.

Đồng thời các ngân hàng thực hiện giải pháp hỗ trợ giãn nợ, cơ cấu lại các khoản vốn vay đầu tư để đơn vị có đủ dòng tiền tar nợ theo các khoản vay được giãn nợ, cơ cấu lại nợ, không rơi vào tình trạng nợ quá hạn.

Khi được các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay vốn lưu động, giãn nợ và cơ cấu lại các khoản vay đầu tư để đơn vị triển khai phương án sản xuất kinh doanh 3 năm 2018 - 2020 thì Tập đoàn sẽ chỉ đạo các đơn vị tập trung tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

Với việc tổ chức triển khai thực hiện phương án theo các điều kiện như trên thì đến năm 2020, chỉ mới có 2 đơn vị DAP là Công ty CP DAP - Vinachem và Công ty CP DAP số 2 - Vinachem có kết quả có lãi, 2 đơn vị còn lại Phân Đạm Hà Bắc và Đạm Binh Bình vẫn lỗ.

Tuy nhiên, đáng lưu ý, căn cứ vào các phương án mà báo cáo Vinachem đưa ra thì việc lỗ nhiều đến thế nào thì lại tuỳ thuộc rất nhiều vào kết quả việc giải quyết các kiến nghị.

Cụ thể theo dự kiến, Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc sẽ lỗ 721 tỷ đồng năm 2018, 500 tỷ đồng trong năm 2019 và lỗ 518 tỷ đồng trong năm 2020 nếu kiến nghị chưa được giải quyết. Còn sẽ có lãi từ năm 2019 trở đi nếu kiến nghị được chấp thuận.

neu khong duoc cuu dam ninh binh va ha bac se lo vai nghin ty dong trong 3 nam toi
Phương án lỗ/lãi của Phân đạm và hoá chất Hà Bắc trong 3 năm tới khi kiến nghị chưa được chấp thuận và khi đã được giải quyết. Đơn vị: Tỷ đồng

Theo phương án Vinachem đưa ra, đối với dự án Đạm Ninh Bình dù có giải quyết được các kiến nghị thì vẫn sẽ tiếp tục báo lỗ trong 3 năm tới (2018-2020). Tuy nhiên mức lỗ sẽ giảm đi rất nhiều nếu kiến nghị được giải quyết. Và sẽ chỉ có lãi từ năm 2020 (khoảng 18 tỷ đồng) nếu được khoanh nợ từ các khoản đầu tư dự án.

neu khong duoc cuu dam ninh binh va ha bac se lo vai nghin ty dong trong 3 nam toi
Phương án lỗ/lãi của Đạm Ninh Bình trong 3 năm tới khi kiến nghị chưa được chấp thuận và khi đã được giải quyết. Đơn vị: Tỷ đồng.

Báo cáo về phương án kinh doanh của Vinachem cho thấy hai dự án DAP - Vinachem và DAP số 2 Vinachem có phần khả quan hơn. Cụ thể, đối với DAP - Vinachem, dự án này sẽ có lãi từ 2018, tuy nhiên nếu các kiến nghị được giải quyết thì mức lãi sẽ tăng lên rất nhiều. Tương tự, đối với dự án DAP số 2.

neu khong duoc cuu dam ninh binh va ha bac se lo vai nghin ty dong trong 3 nam toi
Phương án lỗ/lãi của dự án DAP - Vinachem khi kiến nghị chưa được giải quyết và khi đã được giải quyết. Đơn vị: Tỷ đồng.
neu khong duoc cuu dam ninh binh va ha bac se lo vai nghin ty dong trong 3 nam toi
Phương án lỗ/lãi của dự án DAP số 2 - Vinachem khi kiến nghị chưa được giải quyết và khi đã được giải quyết. Đơn vị: Tỷ đồng.