Xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là nơi cách đây hơn 1.000 năm vua Lê Đại Hành đã làm lễ tế Thần nông và đích thân xuống đồng cày ruộng để khuyến khích người dân chăm chỉ làm ăn.

Lễ hội Tịch điền được mở đầu bằng lễ rước bài vị vua Lê Đại Hành ra thửa ruộng "kim ngân điền" tức ruộng vàng, ruộng bạc. Tương truyền, đây là hai thửa ruộng mà vua Lê Đại Hành vào năm 987 đích thân xuống ruộng cày để khuyến khích phát triển nông trang.

le hoi tich dien va khat vong ve mua mang boi thu

Sau khi người nhập vai vua Lê Đại Hành làm lễ cúng tế Thần nông và kính cáo tổ tiên trước khi thực hiện những xới cày đầu tiên, lãnh đạo tỉnh Hà Nam và đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện những luống cày đánh thức đất đai, khởi đầu mùa vụ. Tại lễ hội năm nay, 19 xã của tỉnh Hà Nam cũng đã được nhận bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.

le hoi tich dien va khat vong ve mua mang boi thu
Người nhập vai vua Lê Đại Hành thực hiện những xới cày đầu tiên

Năm 2009, Lễ hội Tịch điền được phục dựng sau hơn 100 năm với tinh thần kế thừa mỹ tục của tiền nhân để khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Đến năm 2017, lễ hội này được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

le hoi tich dien va khat vong ve mua mang boi thu
le hoi tich dien va khat vong ve mua mang boi thu
Đông đảo người dân tham gia Lễ hội Tịch điền.

Khác với năm 2017, máy cày không xuất hiện trong lễ hội năm nay. Quan niệm "con trâu là đầu cơ nghiệp" tuy không còn đúng với phương thức canh tác của người nông dân ngày nay nhưng đàn trâu khỏe, đẹp vẫn được lựa chọn kỹ càng để tham gia cày ruộng khai hội Tịch điền, thể hiện ước mơ mùa màng bội thu, nhà nhà có cuộc sống no ấm quanh năm.