Đầu phiên chất vấn chiều nay 4/6 đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, đoàn Bình Dương đau xót nhắc đến các vụ tai nạn giao thông thảm khốc thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng cho biết, trách nhiệm thuộc về ai hay những người thiệt mạng là "những người xấu số"? Đại biểu Hồng cũng băn khoăn, phải chăng do áp lực tăng trưởng (tăng trưởng nóng) nên xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông?

khong phai tang truong nong dan den tai nan giao thong gia tang
Bộ trưởng Bộ GTVT khẳng định: xảy ra tai nạn giao thông chủ yếu do lỗi chủ quan và sơ xuất về mặt kỹ thuật.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông như: kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, do ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông….Với các vụ tai nạn đường sắt, thì nguyên nhân chủ yếu là do kết cấu hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, ý chí chủ quan của cán bộ và người tham gia giao thông dẫn đến xung đột.

Riêng hàng không, có một số sự cố liên quan an ninh hàng không nhưng không phải tai nạn. Bộ trưởng nói “Chúng tôi thường xuyên kiểm tra giám sát, Phó Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt để nâng cao an toàn an ninh hàng không”.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, không phải do tăng trưởng "nóng" mà xảy ra tai nạn giao thông mà yếu tố chủ quan và sơ xuất về mặt kỹ thuật là yếu tố chính.

Đại biểu Trương Minh Hoàng, đoàn Cà Mau phản ánh tình trạng tai nạn đường sắt vừa qua liên tục xảy ra. Báo cáo của Bộ cho thấy, việc đầu tư cho đường sắt rất ít, trong khi tập trung cho đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh ở Hà Nội lại cao. Đại biểu Hoàng đề nghị Bộ trưởng cho biết việc ưu tiên như vậy có khắc phục được tình trạng tai nạn như vừa qua?

khong phai tang truong nong dan den tai nan giao thong gia tang
Đại biểu Trương Minh Hoàng, đoàn Cà Mau

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, khi triển khai một dự án thì phải được phê duyệt. Cách đây 8 năm, Bộ đề nghị xây tuyến đường sắt mới nhưng Quốc hội chưa đồng tình. Còn đường sắt hiện nay lạc hậu, có nâng cấp về lâu dài cũng không đảm bảo. Quốc hội đã biểu quyết bổ sung 7000 tỷ đồng để nâng cấp đường sắt. Còn đường sắt đô thị là cần thiết, vì chỉ xe buýt thì xung đột nhiều xe cá nhân, không giải được bài toán căn cơ, cần loại hình mới nhanh kết nối trong đô thị. Dự án được phê duyệt nên có cơ sở triển khai./.