Huyện giàu truyền thống cách mạng – sản xuất

Theo báo cáo của UBND huyện Hoài Đức, đây là một trong những huyện có truyền thống cách mạng và lịch sử văn hóa lâu đời, nhân dân giàu lòng yêu quê hương, đất nước và ý chí kiên cường cách mạng. Trong lao động sản xuất rất năng động, sáng tạo đã và đang giành được nhiều thành tích. Nhờ đó, huyện đã được Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Anh hùng lực lượng vũ trang, Huân chương Lao động hạng Ba...

huyen dan phuong ha noi tu nong thon moi tien len do thi
Sân vận động huyện Hoài Đức được đầu tư xây mới khang trang, phục vụ nhu cầu thể dục thể thảo của người dân trong huyện.

Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng NTM Hoài Đức gặp rất nhiều khó khăn, song với truyền thống cách mạng và sự sáng tạo trong lao động sản xuất, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng chính quyền từ huyện đến cơ sở, thu hút được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đã từng bước đưa 19 xã về đích NTM. Trong đó, đã huy động hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó nhân dân, doanh nghiệp đóng góp và nguồn vốn khác chiếm khoảng 30%. Đặc biệt, Hoài Đức không có nợ đọng vốn xây dựng cơ bản.

Đến hết năm 2016, huyện Hoài Đức có 19/19 xã đạt chuẩn NTM, về đích trước 4 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 23 đề ra, trong đó Yên Sở là xã tiêu biểu của thành phố, được Trung ương đánh giá là 1/27 xã đạt chuẩn NTM tiêu biểu toàn quốc. Đưa Hoài Đức trở thành huyện nằm trong tốp đầu về xây dựng NTM. Thành công của chương trình NTM không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê, sáng - xanh - sạch đẹp hơn mà còn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trách nhiệm của người dân đối với công cuộc hiện đại hóa nông thôn.

Nhờ triển khai tốt các mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã không ngừng được nâng lên. Theo đo, bình quân thu nhập/đầu người năm 2017 ước đạt 45,2 triệu đồng/người/năm (tăng 6,8 triệu đồng so với năm 2016). Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 1,52% (902 hộ), giảm 255 hộ so với năm 2016…

Đẩy mạnh phát triển đô thị

huyen dan phuong ha noi tu nong thon moi tien len do thi
Huyện Hoài Đức xác định việc phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao là mục tiêu lâu dài, gắn với phát triển đô thị.

Với vị trí chiến lược quan trọng cửa ngõ phía Tây và Tây Nam của Thủ đô, là một vùng đất cổ nằm lọt trong vòng ôm của hai con sông lớn là sông Hồng phía Đông Bắc và sông Đáy phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, Hoài Đức có rất nhiều ưu thế trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển đô thị.

Ông Đỗ Đức Trung – Phó Chủ tich UBND huyện Hoài Đức cho biết, huyện nằm trong vùng quy hoạch đô thị lõi, vành đai xanh của thủ đô Hà Nội. Với các tuyến đường Quốc lộ 32 và Đại lộ Thăng Long huyết mạch thông thương giữa Hà Nội với các vùng lân cận và nhiều dự án đường vành đai, khu đô thị lớn-nhỏ đã tạo nên thế và lực để Hoài Đức hôm nay thực sự chuyển mình khởi sắc.

Trước đó, tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã xác định: Xây dựng NTM với quan điểm phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ gắn với chỉnh trang làng xã, khớp nối hạ tầng kỹ thuật nông thôn với hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị.

Theo định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hoài Đức trở thành vành đai, đô thị lõi, của thủ đô Hà Nội. Chính vì vậy, xây dựng hạ tầng đồng bộ và hiện đại, để trở thành quận nội đô về phía Tây của Thủ đô vào năm 2020, là nhiệm vụ quan trọng mà thành phố Hà Nội đặt ra cho huyện. Kết quả của huyện NTM chính là tiền đề, là động lực để Hoài Đức tiếp tục thực hiện tốt giai đoạn 2017-2020 xây dựng huyện NTM gắn với phát triển đô thị, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đồng bộ, khớp nối với các tuyến giao thông liên khu vực; đồng thời tiếp tục nâng cao các tiêu chí của huyện NTM đáp ứng tiêu chí quận để Hoài Đức trở thành quận vào năm 2020.

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường

huyen dan phuong ha noi tu nong thon moi tien len do thi
Về đích huyện NTM đã và đang tạo đà cho huyện Hoài Đức (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển đô thị, trở thành quận vào năm 2020.

Sau khi Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà (xã Dương Liễu) công suất 20.000m3/ngày, đêm đi vào hoạt động, Hoài Đức đã cơ bản giải quyết nước thải của 3 xã làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai. TP cũng đang triển khai xây dựng thêm Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng, công suất 8.000m3/ngày, đêm, kinh phí đầu tư 206 tỷ đồng.

Để hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trên các tuyến kênh tiêu của huyện, TP chuẩn bị khởi công Nhà máy xử lý nước thải Vân Canh, công suất 5.000m3/ngày đêm, kinh phí đầu tư 139 tỷ đồng. Đến năm 2018, khi các công trình nói trên đi vào vận hành chính thức, tình trạng ô nhiễm nước thải trên địa bàn huyện sẽ được xử lý.

Trước đó, huyện đã quy hoạch 50 điểm tập kết, trung chuyển rác thải trên địa bàn các xã, thị trấn. Chỉ đạo đơn vị duy trì vận chuyển khoảng 145 tấn rác thải/ngày đến nơi tập kết chung của TP. Đến nay không có hiện tượng rác thải tồn đọng qua ngày, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn. Cuối năm 2017 toàn huyện sẽ có 14/20 xã, thị trấn được cấp nước sạch. Nâng tỷ lệ người dân được cấp nước sạch lên khoảng 70%. Huyện đã cùng 2 nhà đầu tư thực hiện dự án và theo kế hoạch, đến tháng 6.2018, 100% số xã trên địa bàn sẽ được sử dụng nước sạch…