hoc sinh nhat ban don tet truyen thong trong hien dai
Học sinh Nhật Bản có kỳ nghỉ khoảng hai tuần để đón năm mới. Trong ảnh: Một em nhỏ đang chăm chú theo dõi cảnh chiếu đèn ở Tokyo Midtown

Hoạt động ở trường

Có một điều đặc biệt, tuy nhiên không nên lấy gì làm lạ, đó là trường học ở Nhật thường không trang trí hay tổ chức bất kỳ sự kiện gì để chào mừng năm mới. Giáo viên và học sinh trong trường chỉ đơn giản là sẽ có một buổi cùng nhau dọn dẹp, tổng vệ sinh mọi góc nhỏ của toàn trường trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ.

hoc sinh nhat ban don tet truyen thong trong hien dai
Đường phố được trang trí rực rỡ bắt mắt, tạo không khí chào đón năm mới. Trong ảnh là cảnh chiếu đèn ở khu Tokyo Midtown, thu hút đông đảo người dân đến xem.
hoc sinh nhat ban don tet truyen thong trong hien dai
Các trường học ở Nhật Bản giữ nguyên dáng vẻ của ngày thường, không trang hoàng vì các học sinh sẽ về nhà nghỉ lễ

Học sinh cũng được giao một số bài tập về nhà, thường là viết cảm nhận về kỳ nghỉ của của các em. Các em có thể viết về bất cứ điều gì mình thích hoặc quan tâm trong những ngày nghỉ Tết. Các em thậm chí có thể vẽ tranh để thể hiện suy nghĩ thay cho bài viết. Ngoài ra, một bài tập quen thuộc nữa là đọc to. Người Nhật Bản tin rằng đọc to không chỉ giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ mà còn tăng cường sự tập trung và mang lại sự bình tĩnh. Tài liệu cho việc đọc thường là những bài thơ trong sách giáo khoa quốc ngữ.

Lễ giáng sinh

Trẻ em Nhật Bản có tin vào ông già Noel không? Câu trả lời là có. Trẻ em Nhật Bản thường tin rằng ông già Noel sẽ mang quà cho chúng nếu chúng là đứa trẻ tốt và món quà sẽ đến vào đêm Noel khi chúng đang ngủ.

hoc sinh nhat ban don tet truyen thong trong hien dai

Cha mẹ sẽ tìm hiểu thông qua việc trò truyện với trẻ về những gì con cái họ muốn cho Giáng sinh, trong khi một số trẻ em thì viết thư cho ông già Noel như cách mà trẻ ở các nước phương Tây thường làm. Khi thức dậy sau đêm Noel, trẻ có thể tìm thấy món quà cạnh gối của mình, hoặc dưới gốc cây Giáng sinh. Và cũng giống như bao trẻ em khác trên toàn cầu, đó là thời khắc khiến chúng vô cùng hạnh phúc.

hoc sinh nhat ban don tet truyen thong trong hien dai
Một gian hàng trong khu chợ giáng sinh phong cách Đức ở Roppongi (Nhật Bản)

Giao thừa và đón năm mới

Ngày cuối cùng của năm, ngày 31-12, được gọi là Omisoka ở Nhật Bản. Để mở ra năm mới may mắn bình an, các gia đình thường hoàn thành việc dọn dẹp và trang trí nhà cửa trước đêm giao thừa. Trẻ em lúc này đang ở giữa kỳ nghỉ đông, và chúng thường giúp đỡ cha mẹ các công việc nhà.

hoc sinh nhat ban don tet truyen thong trong hien dai

Khu Roppongi - nơi vui chơi, mua sắm, thu hút người dân ở trung tâm Tokyo

Vào đêm giao thừa, nhiều gia đình tụ tập quanh tivi để xem các chương trình Omisoka đặc biệt và ăn mì soba toshi-koshi (toshi-koshi nghĩa là “năm đã qua”) tượng trưng cho việc phá vỡ năm cũ. Hình dạng mỏng và dài của sợi mì soba cũng đồng nghĩa với một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.

Đêm giao thừa là một dịp đặc biệt trong năm trẻ em Nhật được phép thức khuya mà không bị nhắc nhở. Ngày thường và ngay cả những ngày nghỉ khác thì học sinh Nhật luôn được khuyến khích giữ nguyên nếp sinh hoạt và đi ngủ sớm.

Một điều khiến trẻ em hào hứng vào buổi sáng đầu năm là đọc nengajo (thiệp chúc mừng năm mới) từ bạn bè và người thân. Nhưng điều các em mong đợi hơn cả, là nhận otoshidama (hay còn gọi là phong bao lì xì theo cách của người Việt) từ cha mẹ, ông bà và những người lớn khác mà chúng gặp trong dịp năm mới. Trẻ sẽ dùng một phần Otoshidama để mua đồ chơi mới, phần còn lại cha mẹ giúp chúng tiết kiệm để chi trả cho học phí và những nhu cầu cá nhân trong năm. Ngoài những hoạt động kể trên, các em còn được cùng cha mẹ đi thăm họ hàng và tham gia các trò chơi, lễ hội truyền thống như cách người Nhật vẫn đón năm mới từ xưa đến nay./.