ho tro phat trien thuong hieu cho san pham thu cong my nghe
Gian trưng bày của Hợp tác xã Chè La Bằng (Đại Từ).

Tại đây, các đại biểu đã nghe tham luận về một số vấn đề: thực trạng thương hiệu các sản phẩm làng nghề; giải pháp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống; hỗ trợ phát triển thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ; những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng thiệu tại một số làng nghề trong nước... Hầu hết các ý kiến tại Hội thảo đều nhấn mạnh sự cần thiết của việc tạo lập thương hiệu cho các sản phẩm trong bối cảnh mở rộng hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường. Qua đó, kêu gọi các doanh nghiệp, làng nghề nói chung, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ nói riêng quan tâm hơn nữa đến thiết kế mẫu mã, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, khắc phục khó khăn để xây dựng thương hiệu. Từ đó, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh và tính công bằng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngay tại khuôn viên của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, các đại biểu còn được tham quan gian trưng bày sản phẩm của một số làng nghề, Hợp tác xã đã có thương hiệu trong và ngoài tỉnh như: Hợp tác xã Chè Tuyết Hương (xã Hóa Trung, Đồng Hỷ), Hợp tác xã Chè La Bằng (xã La Bằng, Đại Từ), Làng nghề thêu dệt thổ cẩm Nùng U (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang)….

Tại Hội thảo cũng đã diễn ra lễ kí kết phối hợp giữa Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam và Hiệp hội làng nghề Việt Nam về việc tăng cường phát triển Văn hóa- Du lịch và xây dựng Thương hiệu Thủ công mỹ nghệ.