Ngăn chặn rác thải trên đồng ruộng

Tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên khắp các quận, huyện ngoại thành, chai lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng không có chỗ chứa, nông dân vẫn tùy tiện vứt bừa bãi ngoài cánh đồng, trên đường đi, nơi pha thuốc, bờ mương, bờ ruộng… Vỏ thuốc bảo vệ thực vật tồn dư lâu năm, được vùi xuống lòng đất, không phân hủy được, ngấm vào mạch nước ngầm khiến môi trường đất và nước, không khí bị ô nhiễm.

Thực tế trên cũng là băn khoăn chung của các cấp Hội Nông dân Hải Phòng. Để chung tay góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng và giữ sạch môi trường sinh thái, trong những năm qua, Ban thường vụ Hội Nông dân thành phố đã phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động, phong trào để nâng cao ý thức của cán bộ, Hội viên nông dân phát huy tinh thần, chung tay bảo vệ môi trường; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20- NQ/HNDTW ngày 21/07/2014 của Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

hai phong nong dan chung tay bao ve moi truong

Bể đựng vỏ bao thuốc BVTV và rác thải nhựa trên cánh đồng tập trung xã Đồng Thái, huyện An Dương, Tp Hải Phòng

Nhiều phong trào, mô hình, cách làm đã đạt hiệu quả, có sức lan tỏa trong nông dân, thu hút đông đảo cán bộ, Hội viên nông dân tham gia phát động ngày chủ nhật xanh, vận động cán bộ hôi viên nông dân cuối tuần tham gia dọn vệ sinh ngõ xóm, phát quang cây xanh bụi rậm tránh che khuyất tầm nhìn, giảm thiểu tai nạn giao thông. Phát động các đơn vị tham gia trồng cây xanh trên các tuyến đường liên thôn, liên xã gắn với tuyến đường nông dân tự quản. Đặc biệt, hàng năm Ban thường vụ Hội Nông dân thành phố chỉ đạo mỗi xã thành lập một mô hình “ Nông dân tham gia bảo vệ môi trường”, Tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng”…

Hoạt động thiết thực “Chống rác thải nhựa”

Rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu, các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra với một túi nhựa chúng ta phải cần ít nhất 100 năm mới phân hủy được chúng, còn với một chai nhựa phải cần đến 200 năm.

Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% số lượng túi nilon phân hủy dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn.

Nhận thấy tác hại của rác thải nhựa gây ra, Hội Nông dân các cấp trong thành phố Hải Phòng đã tích cực tuyên truyền sâu rộng về phong trào “Chống rác thải nhựa” cho toàn thể cán bộ hội viên nông dân, đồng thời vận động người thân cùng thực hiện nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

hai phong nong dan chung tay bao ve moi truong

Ông Đỗ Đức Hòa - Chủ tịch HND thành phố Hải Phòng phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh đó tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức trong cơ quan, đơn vị , cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm nhựa, túi nilon nhằm thay đổi tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần. Đồng thời gắn các hoạt động bảo vệ môi trường với các hoạt động cụ thể như: Công tác thu gom phải gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức về rác, gắn trách nhiệm của người dân với ý thức của họ trong việc thực hiện nghiêm bỏ rác thải vào đúng nơi quy định, đúng thời gian.

hai phong nong dan chung tay bao ve moi truong

Lễ ra mắt các hội viên tham gia phong trào " Nông dân thâm gia bảo vệ môi trường"

Đến nay, toàn thành phố đã gắn 424 tuyến đường “Nông dân tham gia quản lý”, thành lập được trên 800 mô hình “ Nông dân tham gia bảo vệ môi trường”, Hội nông dân các xã thị trấn chủ động đảm nhận và xây dựng các bể chứa và vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng ở khu vực sản xuất tập trung.

Ông, Đỗ Đức Hòa – Ban thường vụ, Chủ tịch Hội Nông dân Hải Phòng cùng tham gia chương trình cũng chia sẻ với nông dân, ông nhấn mạnh: “ Để giải quyết vấn đề do rác thải nhựa gây ra đang là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và của toàn xã hội. Mô hình “Nông dân thu gom rác thải vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật” cần nhân rộng tại khắp các địa phương trong thành phố. Đây là một trong những chuỗi hoạt động của Hội nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường tại Hải Phòng”.