Cụ thể, các nhà khoa học đã theo dõi sự kiện này bằng kính thiên văn hồng ngoại ở trong một cặp thiên hà va chạm gọi là Arp 299, cách Trái đất 150 triệu năm ánh sáng.

hai hung lo den nuot sao phong tia lua o toc do anh sang
Nguồn ảnh: Phys.

Ở đây, các chuyên gia đã phát hiện một ngôi sao lạ, đi lang thang, ước tính có khối lượng gấp đôi khối lượng Mặt trời, di chuyển trôi dạt cận kề một lỗ đen siêu lớn, gấp 20 triệu lần Mặt trời.

Không ngờ, lỗ đen này đã bắt gọn ngôi sao vào phía trung tâm, tiến hành xâu xé vật liệu ngôi sao.

Lúc này, hàng loạt tia lửa mang năng lượng khủng, phóng đi khắp mọi phía của lỗ đen, sau đó vươn ra không gian bên ngoài.

Họ ước tính tia lửa năng lượng này phóng ra với tốc độ ánh sáng, đi kèm với nhiều vật liệu bụi sao, đất đá bị đốt cháy trong lúc phóng ra, đồng tác giả Miguel Perez-Torres, thuộc Viện Astrophysical Journal của Andalusia ở Granada, Tây Ban Nha cho biết trong một tuyên bố.