google microsoft len tieng canh bao ve cong nghe nhan dang khuon mat
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt khiến nhiều công ty tại Thung lũng Silicon bày tỏ sự lo lắng.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt hiện đang là tâm điểm của nhiều sáng kiến về ​​an ninh trên thế giới. Quốc gia đi đầu về ứng dụng công nghệ này có thể kể đến Mỹ và Trung Quốc, song "Xứ sở gấu trúc" mới là quốc gia nổi trội hơn cả khi có tới 200 triệu camera giám sát - gấp 4 lần so với Mỹ.

Hiện hệ thống nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc chủ yếu theo dõi người dân tại nhiều thành phố lớn để nắm bắt thông tin kịp thời nếu xảy ra các vụ tai nạn, ẩu đả hoặc phạm pháp. Bên cạnh đó, hệ thống này còn được sử dụng để ngăn chặn và phát hiện các thành viên của tộc người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại cửa khẩu.

Tuy nhiên, cách mà người Trung Quốc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt làm dấy lên nhiều lo ngại tại thung lũng Silicon, trong bối cảnh những hệ thống này có thể sẽ gia nhập vào Mỹ trong tương lai không xa.

AI Now, một nhóm liên kết với trường Đại học New York, gồm các thành viên của các công ty công nghệ bao gồm Google và Microsoft mới đây đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ điều chỉnh việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ nhận dạng khuôn mặt (Facial Recognition) trước khi chúng có thể làm suy yếu các quyền tự do dân sự cơ bản.

google microsoft len tieng canh bao ve cong nghe nhan dang khuon mat
Một người Trung Quốc bên cạnh thiết bị nhận diện khuôn mặt.

"Nhận dạng khuôn mặt và ảnh hưởng của nó cần những quy định nghiêm ngặt để bảo vệ lợi ích công cộng", nhóm AI Now cho biết. "Những quy định như vậy nên bao gồm luật pháp tại từng quốc gia khác nhau, và đòi hỏi có sự giám sát mạnh mẽ, hạn chế rõ ràng và minh bạch công khai".

Nhóm cũng đưa ra ý kiến cho rằng cộng đồng nên có quyền được từ chối áp dụng công nghệ này nếu nó vi phạm các quyền riêng tư ngay cả đối với từng cá nhân hay công cộng.

"Chỉ thông báo công khai về việc sử dụng công nghệ này là không đủ. Cần có một quy định ở mức cao hơn cho bất kỳ sự áp dụng nào, do yếu tố quan trọng và nguy hiểm của việc giám sát hàng loạt, tạo ra tính áp bức và liên tục".

Brad Smith, Giám đốc pháp lý của Microsoft cũng đồng ý với quan điểm trên, lo ngại rằng các dịch vụ nhận dạng khuôn mặt có thể sẽ được lan truyền theo cách làm trầm trọng hóa các vấn đề của xã hội.

"Chúng tôi không tin rằng thế giới sẽ sẽ được phục vụ tốt nhất bởi một cuộc đua mang tính thương mại đến tận cùng, với các công ty công nghệ buộc phải lựa chọn giữa trách nhiệm xã hội và mức độ thành công của thị trường", Brad chia sẻ. "Thay vào đó, tôi cho rằng cách duy nhất để bảo vệ và chống lại cuộc đua này là xây dựng một cơ sở pháp lý dựa trên trách nhiệm, nhằm hỗ trợ cạnh tranh thị trường lành mạnh".