google apple phat hanh he thong theo doi tiep xuc covid 19

Giao diện một ứng dụng chạy trên nền công nghệ theo dõi tiếp xúc gần COVID-19 bằng giao thức Bluetooth. (Nguồn: Reuters)

Các nhà chức trách ở 23 quốc gia trên khắp thế giới đã bày tỏ sự quan tâm đến công nghệ truy tìm phơi nhiễm SARS-CoV-2 của AppleGoogle sau khi hai tập đoàn này công bố phát hành phiên bản đầu tiên của hệ thống vào ngày 20/5.

Tuy nhiên, để sử dụng nền tảng công nghệ trên của Apple, Google, nhà chức trách sẽ phải ngừng yêu cầu số điện thoại từ người dùng, một trong những hạn chế có thể làm nản lòng các chính phủ nhưng theo hai hãng công nghệ thì đó là điều cần thiết để đảm bảo quyền riêng tư của người dùng.

Apple và Google cho biết một số tiểu bang của Mỹ và 22 quốc gia đã bày tỏ mong muốn truy cập vào công nghệ của họ, nhưng không rõ có bao nhiêu trong số đó sẽ phát hành các ứng dụng di động sử dụng nền tảng này.

Nền tảng công nghệ của Apple, Google cho phép các ứng dụng theo dõi liên lạc qua giao thức bluetooth, giúp các nhà chức trách có thể xác định và kiểm tra, thông báo cho mọi người nếu họ từng tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2, qua đó ngăn chặn một sự bùng phát dịch bệnh mới.

Nhưng một số chính phủ cho rằng những nỗ lực dựa trên ứng dụng do chính các nước tự phát triển sẽ hiệu quả hơn vì các ứng dụng này dùng cơ chế theo dõi định vị (GPS) thiết bị di động của người dùng để xác định các điểm nóng lây lan virus và thông báo về khả năng phơi nhiễm thông qua các cuộc gọi hoặc tin nhắn, thay vì thông báo đẩy chung chung.

Apple và Google đã cấm các cơ quan chức năng sử dụng công nghệ của họ để thu thập dữ liệu vị trí GPS hoặc yêu cầu người dùng nhập dữ liệu cá nhân.

Chester Wisniewski, một nhà khoa học nghiên cứu chính của công ty an ninh mạng Sophos cho biết, đang sự va chạm giữa các chuyên gia công nghệ, quyền riêng tư và sức khỏe.

Australia, Anh và các quốc gia khác đã tìm cách phát triển công nghệ của riêng họ nhưng đang gặp phải sự cố, làm cạn kiệt pin thiết bị và phạm vi áp dụng hạn chế./.