Vì vậy, các bậc phụ huynh cần để ý phát hiện dấu hiệu các bệnh trẻ dễ mắc phải trong mùa khai trường:

- Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết thường khởi phát rất đột ngột nhưng lại tiến triển qua 3 giai đoạn chính đó là:

Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt có nhiệt độ cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt.

ghi nho phong tranh dich benh truyen nhiem mua khai truong

Bệnh sốt xuất huyết có thể tấn công trẻ nhỏ mùa khai trường (Ảnh minh họa)

Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.

Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.

Sốt xuất huyết đặc biệt nguy hiểm khi nó biến chứng thành xuất huyết não. Biểu hiện ban đầu có thể không rõ rệt nhưng cuối cùng người bệnh lại bị hôn mê nhanh và dẫn đến tử vong.

Khi trẻ có dấu hiệu hoặc nghi ngờ trẻ mắc sốt xuất huyết, cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

- Bệnh tay-chân-miệng: Tháng 8 bệnh tay-chân-miệng vào mùa. Trẻ có thể bị sốt nhẹ thoáng qua, hoặc sốt cao 39 – 400C, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… và xuất hiện những nốt ban hồng khoảng 2mm ở miệng, da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi ở mông, cẳng chân. Bệnh dễ lây thành dịch, nếu không chăm sóc và điều trị đúng sẽ biến chứng, dẫn đến tử vong.

ghi nho phong tranh dich benh truyen nhiem mua khai truong

Trong mùa tựu trường, bệnh truyền nhiễm có cơ hội lây lan mạnh giữa các trẻ

- Bệnh nhiễm trùng mắt, đau mắt đỏ: Theo bệnh viện Mắt Trung ương thống kê, đau mắt đỏ có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường tăng cao vào tháng 8 đến tháng 10. Ở trẻ nhỏ, do đề kháng còn yếu cần phải chú ý đề phòng để bệnh không diễn tiến nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, giảm thị lực.

- Bệnh sốt phát ban: bệnh do virus sởi gây ra gọi là ban đỏ hoặc do virus rubella gây ra hay còn gọi là ban đào. Sốt phát ban lây truyền qua đường hô hấp, khiến trẻ mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, nổi hạch cổ, nổi ban vùng mặt, tay, chân. Không sử dụng kháng sinh trừ khi có bội nhiễm vi khuẩn và được bác sĩ chỉ định, biện pháp chính vẫn là tăng sức đề kháng kết hợp với điều trị các triệu chứng bằng thuốc hạ sốt, thuốc ho v.v…

Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm cho trẻ trong mùa khai trường như thế nào:

1) Hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh: Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh sốt xuất huyết, chân tay miệng, đau mắt đỏ hay sốt siêu vi v.v… Trong mùa bệnh dịch hay xảy ra, tốt nhất không để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. Tránh để trẻ bị muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay và luôn luôn mắc màn khi ngủ cho trẻ. Trẻ bị chân tay miệng, đau mắt đỏ hay nhiễm trùng hô hấp nên được chăm sóc và điều trị ở nhà, hoặc ở viện nếu nặng, không tới nhà trẻ và trường học cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Ngoài ra tại trường lớp cũng như ở nhà trẻ cần được rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi vui chơi ở nơi công cộng, không dùng chung khăn mặt, đồ chơi bẩn v.v… Sàn nhà và các vật dụng cho trẻ sinh hoạt cần được tẩy rửa và sát trùng khi có dấu hiệu bệnh dịch lây lan.

ghi nho phong tranh dich benh truyen nhiem mua khai truong

Vệ sinh sạch sẽ bàn tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi chơi đề phòng nhiễm bệnh (Ảnh minh họa)

2) Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ: tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất theo từng bệnh như viêm màng não mủ do phế cầu, sởi, rubella, cúm do 1 số chủng virus phổ biến. Phụ huynh nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo tháng tuổi của trẻ, và đúng thời gian quy định.

3) Chủ động tăng cường miễn dịch cho trẻ: Cha mẹ nên chủ động tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhằm hạn chế mắc bệnh. Việc tăng cường miễn dịch cho trẻ nên được thực hiện thường xuyên trước lúc bé bắt đầu đi học cũng như trong mùa bệnh dịch lây lan, đặc biệt là thời điểm tựu trường.

ghi nho phong tranh dich benh truyen nhiem mua khai truong

Tăng cường miễn dịch giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh dịch (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cần tăng cường miễn dịch cho trẻ gián tiếp qua dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt, lối sống lành mạnh. Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch cho trẻ rau xanh, cá hồi, sữa chua, yến mạch, trứng, nấm sò v.v… Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao ngoài trời nhiều hơn. Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ và nơi ở sạch sẽ để tiêu diệt nguồn vi khuẩn, virus lây bệnh.

Bên cạnh đó cha mẹ có thể áp dụng biện pháp tăng cường miễn dịch trực tiếp cho trẻ như bổ sung hoạt chất kích hoạt hệ thống miễn dịch Beta (1.3/1.6)-D-glucan chiết xuất từ nầm sò (Pleurotus ostreatus) để phòng bệnh toàn diện cho trẻ.