dung giet chet tuong lai cua con o lop hoc them
Ảnh minh họa

Câu chuyện của tôi cũng có lẽ là câu chuyện của rất nhiều ông bố, bà mẹ thời @ đang mắc phải với việc làm sao để hiểu và chia sẻ với con em mình trong quá trình học tập. Nhồi nhét các con học là phương pháp hiệu quả nhất? Hay tự hình thành thói quen tự giác cho con mới là cách ưu việt hơn ? Hãy cùng giải đáp.

Tôi là một bà mẹ 42 tuổi đã bắt đầu có chỗ đứng trong ngành bất động sản. Nhưng đúng là cuộc đời sẽ không bao giờ cho ai tất cả, đi ngược với những thăng hoa trong công việc, tôi lại vấp phải những khó khăn trong gia đình, cụ thể là việc nuôi dậy con cái. Vì quá bận rộn với những dự án ngày này qua ngày khác, nên vợ chồng tôi quyết định chỉ sinh một cháu gái để có thể đem được tất cả những điều kiện tốt nhất đến với con.

Nhưng do mải mê kiếm tiền, tôi đánh mất cơ hội làm bạn với con, chưa đủ hiểu cháu muốn gì và cần gì, đặc biệt mâu thuẫn giữa 2 mẹ con lên tới đỉnh điểm khi cháu bắt đầu bước vào cấp THPT. Đây là độ tuổi dậy thì của các con, khi các con đã vượt qua tầm suy nghĩ của 1 đứa trẻ nhưng lại chưa đủ chín chắn để là một người trưởng thành. Vì quá lo lắng cho tương lai của cháu, khi mà thời đại đòi hỏi những con người tri thức, một tấm bằng đại học chưa chắc đã đủ cho cháu làm hành trang cho tương lai sau này, ngoài thời gian học ở trường, số giờ nghỉ còn lại tôi quyết định đăng ký cho cháu đi học thêm tại các trung tâm có tiếng. Thời khóa biểu của cháu luôn kín mít lịch đi học ở trường, ở trung tâm A, trung tâm B,…

Sau khoảng 1 năm thực hiện phương pháp đó, kể từ lúc cháu học lớp 10, tôi nhận thấy thành tích học tập của con thậm chí không được cải thiện mà còn thụt lùi đi. Cháu bắt đầu hình thành những thói quen xấu như chán nản, đến giờ học phải la hò, thông báo trả điểm kém về cho gia đình ngày một dày đặc hơn,…

Tôi cảm thấy hoang mang nên đâm ra trách móc con gái mình, vì rõ ràng là gia đình đã hết sức đầu tư cho cháu đi học thêm, học nhiều kiến thức bổ trợ ngoài giờ lên lớp mà tại sao thành tích học tập của con lại tồi tệ đến vậy. Thời gian sau đó cháu có những biểu hiện tiêu cực hơn như bỏ bữa, trốn học,…Có những hôm hai mẹ con to tiếng khiến con bé phát khóc và thậm chí còn có ý định bỏ nhà ra đi.

Một lần tình cờ lướt web trên mạng tôi bắt gặp bài báo định hướng học tập tương lai, trong đó có phương pháp học trực tuyến cùng các thủ khoa hàng đầu ở Việt Nam (hoccungthukhoa.vn). Tôi bắt đầu tìm hiểu về cách học mới lạ này và tham khảo một số khóa học trực tuyến. Đặc biệt vui mừng hơn khi về nói chuyện với con gái, cháu cảm thấy hứng thú với phương pháp học này, khi cháu không phải di chuyển nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, cháu có thể ôn luyện kiến thức mà vẫn có thời gian thư giãn, giải trí.

Sau 1 thời gian ngắn, kết quả học tập của cháu đã được cải thiện đáng kể, ở các môn Toán, Văn, Anh,… đã có nhiều hơn các bài điểm khá giỏi từ 8, 9 điểm trở lên. Tôi nhận thấy đây là phương pháp học ưu việt, khi các con có thể vừa học tại nhà để cha mẹ dễ dàng quản lý, mà còn có thể được kèm cặp bởi các Thủ khoa hàng đầu ở Việt Nam. Bất cứ khi nào có câu hỏi, bài tập khó đề ra cháu đều được giải đáp một cách nhiệt tình và chu đáo.

Thực sự đây là bài học đáng quý mà tôi rút ra được cho bản thân, muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh khác. Thay vì bắt con học thêm nhiều mà không có hiệu quả thì hãy trò chuyện với các con nhiều hơn để xem đâu là hình thức học mà các con có thể tự giác học tập và yêu thích học hơn. Bỏ qua những thời khắc bận rộn mưu sinh, hãy dành thời gian cho con, hãy trở thành một người bạn tin cậy của con em mình./.