Một loạt phim truyền hình mới của Ấn Độ có tên “Pehredar Piya Ki” (Người bảo vệ của chồng) đã khiến dư luận nước này phản ứng. Chuyện phim kể về một cậu bé 10 tuổi kết hôn với một cô gái 19 tuổi. Dư luận Ấn Độ hiện tại cho rằng bộ phim đã lý tưởng hóa nạn tảo hôn, vì vậy, cần phải bị ngưng lên sóng.

du luan an do phan doi phim truyen hinh chu re 10 tuoi
Hai diễn viên chính của bộ phim truyền hình Ấn Độ - “Pehredar Piya Ki” (Người bảo vệ của chồng)

“Pehredar Piya Ki” bắt đầu lên sóng hồi tháng trước trên kênh “SET India” - một kênh truyền hình giải trí ăn khách tại Ấn Độ. Phim chiếu vào tất cả các tối trong tuần ở khung giờ vàng. Nhiều khán giả Ấn Độ đã đề nghị nhà chức trách cho ngừng phát sóng loạt phim này.

Tính cho tới thứ 5 tuần qua, một trang chuyên thu thập ý kiến cộng đồng đã nhận được gần 50.000 chữ ký ủng hộ của khán giả Ấn Độ sau 48 giờ bắt đầu chính thức đưa ra kiến nghị ngưng phát sóng loạt phim.

du luan an do phan doi phim truyen hinh chu re 10 tuoi

“Pehredar Piya Ki” xoay quanh cuộc hôn nhân giữa một cậu bé 10 tuổi và một cô gái 19 tuổi. Cuộc hôn nhân do hai bên gia đình sắp đặt.

Nhiều khán giả Ấn Độ khi đề nghị ngưng phát sóng loạt phim đã cho rằng mức độ ảnh hưởng của những loạt phim truyền hình như thế này đối với người xem là rất khó lường, bởi phim cho thấy sự chấp nhận đối với nạn tảo hôn - hình thức cưới hỏi lạc hậu, cổ hủ - điều mà nhà chức trách Ấn Độ đang nỗ lực xóa bỏ.

Giáo sư ngành luật Asha Bajpai của Học viện Khoa học Xã hội Tata nhận định rằng: “Những loạt phim truyền hình như thế này đang khuyến khích, lý tưởng hóa nạn tảo hôn và sẽ đưa lại những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Làm sao một cậu bé 10 tuổi có thể vào vai người chồng? Chúng ta chờ đợi những giá trị gia đình như thế nào ở một cuộc hôn nhân như thế?”.

Tuổi hợp pháp để kết hôn tại Ấn Độ hiện tại là 18 đối với nữ và 21 đối với nam. Nạn tảo hôn đã bị luật pháp Ấn Độ cấm từ lâu nhưng thực tế vẫn còn tồn tại ở một số vùng quê.

du luan an do phan doi phim truyen hinh chu re 10 tuoi

Luật pháp Ấn Độ áp dụng khung hình phạt nghiêm khắc đối với cha mẹ của những đứa trẻ bị ép buộc phải tảo hôn. Những người cha, người mẹ nào để con mình phải bước vào một cuộc hôn nhân tảo hôn sẽ bị phạt số tiền mặt tương đương gần 35 triệu đồng và hai năm tù giam.

Trước sự phản ứng của dư luận, ê-kíp đứng sau loạt phim truyền hình “Pehredar Piya Ki” đã bênh vực cho chuyện phim, cho rằng phim chỉ là để giải trí và mọi người không nên quy chụp rằng bộ phim cổ vũ cho nạn tảo hôn.