dot pha day lui lao hoa trong te bao nguoi

Người cao tuổi sẽ sớm có thể sống khỏe mạnh suốt đời.

Nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Exeter và Brighton, Vương quốc Anh.

Lorna Harries, giáo sư về di truyền học phân tử tại Đại học Exeter, dẫn đầu các nhà nghiên cứu, và tác giả đầu tiên của bài báo là Tiến sĩ Eva Latorre, một cộng sự nghiên cứu tại cùng một viện.

Trước đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Exeter, đã nhận thấy rằng các yếu tố cắt nối (splicing factors - một loại protein) có khuynh hướng mất hoạt động khi chúng ta già đi.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã thêm những "resveralogue" – những chất tương tự resveratrol vào tế bào người và thấy rằng chúng tái hoạt hóa những yếu tố cắt nối, nhờ đó các tế bào già không chỉ biểu hiện trẻ hơn, mà chúng còn phân chia trở lại như những tế bào trẻ.

TS Latorre nói: "Khi tôi nhìn thấy một số tế bào trên đĩa nuôi cấy trẻ hóa, tôi đã không thể tin được. Những tế bào già này trông giống như tế bào trẻ. Thật là một điều kỳ diệu. Tôi đã làm lại thí nghiệm này nhiều lần và trong mỗi trường hợp, các tế bào đều trẻ hóa. Tôi rất phấn khởi vì ý nghĩa và tiềm năng của nghiên cứu này.

Resveratrol là chất có trong lạc (đậu phộng), nho, rượu vang đỏ, sôcôla đen, và một số quả mọng.

Yếu tố cắt nối ARN thông tin (mRNA) là gì?

Để hiểu rõ hơn về nội dung của những phát hiện mới, GS. Harries đã giải thích về yếu tố cắt nối mRNA là gì.

"Thông tin trong các gen của chúng ta được chứa đựng trong ADN", bà nói. "Tất cả các tế bào trong cơ thể đều mang những gen như nhau, nhưng không phải tất cả các gen đều hoạt động ở tất cả các tế bào. Đó là một trong những điều khiến tế bào thận trở thành tế bào thận và tế bào tim trở thành tế bào tim".

"Khi cần đến một gen nào đó," bà tiếp tục, "nó sẽ được “bật” và tạo ra một thông điệp ban đầu gọi là ARN, chứa các chỉ dẫn cho công việc của gen. Điều thú vị là hầu hết các gen đều có thể tạo ra không chỉ một thông điệp".

"Thông điệp ban đầu được tạo thành từ những “viên gạch” có thể được giữ lại hoặc bỏ ra để thành những thông điệp khác nhau. "Việc bao gồm hoặc loại bỏ những “viên gạch” này được thực hiện nhờ một quá trình gọi là cắt nối ARN thông tin, theo đó những “viên gạch” khác nhau được ghép nối với nhau khi cần thiết"

"Nó giống như một quyển sách công thức nấu ăn, nơi bạn có thể làm bánh xốp vani hoặc bánh sô cô la, tùy vào việc bạn có thêm sôcôla hay không!" bà ví dụ.

“Trước đây chúng tôi đã phát hiện ra rằng những protein quyết định xem liệu một “viên gạch” nào đó được ở lại hay bị bỏ đi (gọi là các yếu tố cắt nối) là những thứ thay đổi nhiều nhất khi chúng ta già đi.

Người cao tuổi có thể sống khỏe mạnh suốt đời

GS. Harries giải thích: "Các phát hiện chứng minh rằng khi bạn điều trị những tế bào già bằng các phân tử phục hồi mức yếu tố cắt nối, thì những tế bào đó lấy lại một số đặc điểm của tế bào trẻ.

"Chúng có thể phát triển, và các telomeres của chúng – phần mũ trên các đầu nhiễm sắc thể sẽ ngắn đi khi chúng ta già - bây giờ lại dài hơn, như ở tế bào trẻ."

"Chúng tôi đã khá ngạc nhiên bởi mức độ của những phát hiện này”. Hiệu ứng trẻ hóa kéo dài nhiều tuần, cũng rất đáng phấn khởi.

Khám phá này có thể sớm cải thiện sức khoẻ của người cao tuổi. GS. Harries giải thích: "Đây là bước đầu tiên trong cố gắng giúp người cao tuổi sống với tuổi thọ bình thường, nhưng khoẻ mạnh suốt đời.

GS. Richard Faragher, đồng tác giả nghiên cứu thuộc Đại học Brighton, đưa ra nhận xét: "Khi khả năng của chúng ta biến những kiến ​​thức mới về cơ chế lão hóa thành các loại thuốc và hướng dẫn lối sống bị hạn chế bởi tình trạng thiếu kinh phí mãn tính, thì người cao tuổi đang phải hưởng sự chăm sóc yếu ớt bởi một nền khoa học tự mãn. Họ cần hành động thực tế để hồi phục sức khỏe và cần điều đó từ lâu rồi".

GS Harries cũng chia sẻ một phần kế hoạch của các nhà nghiên cứu trong tương lai. "Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem những thay đổi về mức độ yếu tố cắt nối (nguyên nhân) đã cứu tế bào như thếnào. Chúng tôi đang có nhiều sự chuẩn bị cho lĩnh vực này!"