Việc ứng dụng công nghệ vào quá trình quản lí và vận hành doanh nghiệp không còn là ý niệm xa lạ trong vài năm gần đây. Người người, nhà nhà kêu gọi “chuyển đổi số”. Nhiều diễn đàn được mở ra để đề cập đến vấn đề, hứa hẹn các viễn cảnh tích cực. Tuy vậy, giữa tiềm năng dự báo và khả năng khai thác tối đa còn tồn tại khoảng cách khá xa, nhất là trong trường hợp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – bộ phận chiếm hơn 97% trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

di tim giai phap van hanh cho sme trong thoi ki chuyen doi so

Có 3 lí do chính khiến SME e ngại “chuyển đổi số”, theo bài phát biểu của ông Vũ Minh Trí (Phó Tổng giám đốc mảng Cloud Service, VNG) tại diễn đàn Vietnam Digital Economic. Một là, Cách mạng 4.0 tạo tiền đề cho những thay đổi và cải tiến, đồng nghĩa với một môi trường kinh doanh khó dự đoán hơn bao giờ hết. Công nghệ thịnh hành ngày hôm qua có thể không còn phù hợp trong nay mai. Chính điều này dẫn đến lí do thứ hai khiến SME “chùn bước”: mỗi quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị công nghệ đều đòi hỏi năng lực tài chính vững mạnh, thứ mà hầu hết SME chưa có. Cuối cùng, nhân sự cũng là vấn đề nan giải khi lực lượng lao động đủ trình độ để quản lí và vận hành công nghệ không dễ chiêu mộ.

di tim giai phap van hanh cho sme trong thoi ki chuyen doi so

Trong phiên thảo luận “Ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh” tại diễn đàn, nhiều giải pháp được giới thiệu đến chủ doanh nghiệp SME nhằm giảm thiểu rủi ro khi “chuyển đổi số”. Trong đó, đáng chú ý là Điện toán Đám mây (Cloud) – dịch vụ cho phép doanh nghiệp truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (server, ứng dụng, lưu trữ, mạng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng mọi lúc mọi nơi.

di tim giai phap van hanh cho sme trong thoi ki chuyen doi so

Thay vì việc phải tính toán xem có mở rộng kinh doanh trong tương lai hay không, phải đầu tư bao nhiêu server, thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu đối tác cung cấp Dịch vụ Điện toán Đám mây làm điều này. “Nếu tự mình xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, doanh nghiệp phải phát triển theo chiều dọc, tức là hoàn thành tính năng A rồi mới triển khai tiếp được tính năng B. Với việc sử dụng Cloud từ bên thứ ba, rất nhiều dịch vụ đã có sẵn trên nền tảng để hỗ trợ các tính năng mà doanh nghiệp mong muốn. Doanh nghiệp mở rộng đến đâu, đối tác hỗ trợ thiết lập hạ tầng đến đó. Như vậy là phát triển theo chiều ngang, tiết kiệm thời gian và chi phí một cách đáng kể.” – ông Vũ Minh Trí cho biết.

Với 82% doanh nghiệp vẫn còn “đứng ngoài” làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0 (theo khảo sát của Bộ Công Thương cuối năm 2017), dịch vụ cung cấp Điện toán Đám mây trở thành thị trường màu mỡ. Không ít “ông lớn” công nghệ tại Việt Nam đã có động thái cho thấy ý định lấn sân sang thị trường này, sẵn sàng cạnh tranh với những “gã khổng lồ” quốc tế đã và đang hoạt động trên sân nhà. Một trong số đó có thể kể đến VNG với sự am hiểu nhu cầu của khách hàng B2B có được sau nhiều năm ở vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ.

“Tập đoàn VNG được thành lập từ năm 2004 và hiện đang giữ vị trí tiên phong trong ngành công nghệ Internet tại Việt Nam. VNG có các văn phòng được đặt tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Singapore và Thái Lan. Với sứ mệnh thay đổi cuộc sống người Việt Nam bằng Internet, Tập đoàn đã tạo ra các sản phẩm Internet đa dạng bao gồm các ứng dụng di động, truyền thông kỹ thuật số, game online và thanh toán trực tuyến. Các sản phẩm nổi tiếng bao gồm: Zalo - Ứng dụng nhắn thoại số 1 tại Việt Nam với hơn 70 triệu người dùng và 800 triệu tin nhắn qua Zalo mỗi ngày; Zing – kênh truyền thông giải trí kỹ thuật số hàng đầu tại Việt Nam bao gồm tin tức, âm nhạc, video, mạng xã hội và hơn thế nữa. VNG không chỉ giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành phát triển và sản xuất game ở Việt Nam, mà tại thị trường quốc tế, Tập đoàn còn đạt được những dấu ấn đáng kể trong việc xuất khẩu game đến với khán giả toàn cầu tại hơn 160 quốc gia.

Bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm công nghệ chất lượng quốc tế, VNG còn mong muốn có thể đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghệ nước nhà thông qua các nỗ lực kết nối nhân tài công nghệ khắp cả nước và tại các nước phát triển như Mỹ, Singapore,… đồng thời tạo ra một môi trường làm việc đầy cảm hứng và cơ hội phát triển cho người yêu công nghệ.”