Danh sách các máy tính bỏ túi thông dụng làm được các phép tính số học, lượng giác và phép tính siêu việt như sau:

Casio FX 570 MS, FX 570 ES Plus và FX 570VN Plus, FX 500MS, FX 500 VNPlus, FX 580VNX; VinaCal 500 MS, 570 MS, 570 ES Plus, 570 ES Plus II, 570 EX Plus; Vietnam Calculator VN-500RS, VN 500 ES, VN 500 ES Plus Function, VN 570 RS, VN 570 ES, VN-570 ES Plus; Catel NT CAVIET NT-570ES Plus II; Sharp EL 124A, EL 250S, EL 506W, EL 509WM; Canon F-788G, F-789GA và các máy tính tương đương.

Trước đó, Bộ GD&ĐT lưu ý với các thí sinh, trong các đợt chấm thi THPT quốc gia vừa qua, Bộ GD&ĐT đã thống kê từ các Hội đồng chấm bài thi trắc nghiệm có khoảng 1 % thí sinh mắc lỗi rất sơ đẳng không đáng có trong bài thi và dễ mất điểm hoặc đưa vào diện bài “nghi ngờ”.

Cụ thể, đó là các lỗi mà Hội đồng thi đã phải sửa như:

Thứ nhất, không tô số báo danh (SBD), tô nhầm SBD dẫn đến SBD trùng nhau, tô SBD không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.

Thứ hai, không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có, hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.

Thứ ba, phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào, hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.

Thứ tư, có những lỗi do quét bài như để gấp Phiếu TLTN, sai mặt Phiếu, làm Phiếu bị biến dạng.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, những lỗi này (nếu có) sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi do chính thí sinh gây ra. Phần mềm phải phát hiện tất cả các lỗi, cán bộ chấm thi phải sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Kết quả sửa phải được lưu lại, cùng với biên bản sửa lỗi để báo cáo Bộ GDĐT.