Tính đến hết năm 2017, Thái Nguyên có 89% số hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 62% số hộ sử dụng các công trình cấp nước phân tán, nhỏ lẻ; 38% số hộ sử dụng nước từ hơn 220 công trình nước tập trung trên địa bàn toàn tỉnh….Qua thực tế sử dụng, nhiều công trình đã bị hư hỏng, hoạt động kém hiệu quả; một số công trình quy mô nhỏ, xây dựng đã lâu nên công nghệ lạc hậu, xuống cấp nhưng chưa có kinh phí sửa chữa, nâng cấp nên đã ngừng hoạt động.

danh gia hieu qua dau tu cac cong trinh cap nuoc sinh hoat nong thon tap trung
Tính đến hết năm 2017, Thái Nguyên có 89% số hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Ảnh: Hương Thảo

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận xung quanh các nội dung như: nguyên nhân khiến các công trình nước sinh hoạt tập trung bị xuống cấp, hư hỏng và giải pháp khắc phục; việc sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng các công trình bị hư hỏng hay giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành khai thác các công trình cấp nước cũng được các đại biểu đề cập…

Kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị, địa phương rà soát lại các công trình để thống nhất số liệu và các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả các công trình theo từng nguồn vốn đầu tư nhằm hoàn thiện báo cáo trình UBND tỉnh; trong đó, cần đặc biệt chú trọng việc đánh giá thực trạng sử dụng các công trình cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn để hoàn thành mục tiêu 95% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2020./.