dam bao suc khoe can bo cho dai hoi dang bo cac cap va dai hoi 13
Hội nghị trực tuyến triển khai các nhiệm vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2020. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai các nhiệm vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2020 và quyết định 215-QĐ/TW của Ban bí thư, diễn ra chiều 19/1 tại Hà Nội, Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Trưởng Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Trung ương, cho biết trong năm 2020, Ban bảo vệ chuẩn bị chu đáo, xây dựng kế hoạch chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra, phân loại sức khỏe, kết luận sức khỏe và tổ chức bảo đảm phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương đã xác định tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng phòng bệnh và chữa bệnh, nghiên cứu xây dựng các trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, hợp tác quốc tế ở Trung ương và một số địa phương như với Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) và với một số bệnh viện, cơ sở y tế của Nhật Bản…

Đặc biệt, năm 2020, Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Trung ương sẽ tổ chức diễn tập các kịch bản về phối hợp giữa các cơ quan liên quan để huy động các nguồn lực thực hiện cấp cứu cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, có phương án bảo đảm y tế đối với các lãnh đạo chủ chốt khi đi công tác trong và ngoài nước…

Phát biểu tại hội nghị, phó giáo sư Nguyễn Thị Kim Tiến đã đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2019.

Trong năm 2019, Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Trung ương thường xuyên cập nhật tình hình sức khỏe cán bộ trong diện quản lý, kịp thời chỉ đạo chăm sóc, điều trị các cán bộ cấp cao bị bệnh, tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định; Kiện toàn bộ máy các Hội đồng chuyên môn Trung ương, các miền và tăng cường hệ thống các cơ sở y tế tham gia bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thuộc diện quản lý trong cả nước.

“Mô hình thứ hai là không có phòng khám riêng, ghép chung với phòng khám của bệnh nhân. Với mô hình này rất khó khăn cho cán bộ y tế và cán bộ trong diện quản lý. Chẳng hạn như khi tôi đi thăm tỉnh Quảng Nam cơ sở của bệnh viện đa khoa tỉnh chật hẹp, không còn cách nào khác phải lồng ghép vào đây,” bà Tiến cho hay.

Mô hình thứ ba là giữ nguyên phòng khám nằm ngoài khuôn viên bệnh viện nhưng vẫn trực thuộc bệnh viện như của Đà Nẵng hay tỉnh Nam Định.

Loại hình thứ hai là giữ nguyên Phòng khám chăm sóc sức khỏe cán bộ ở bên ngoài độc lập với bệnh viện, thậm chí độc lập với Sở Y tế và phòng khám này trực thuộc tỉnh ủy. Mô hình này đang được áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đặc biệt như mô hình tại tỉnh Quảng Trị giao tự chủ tài chính hoàn toàn, chi thường xuyên.

“Chúng tôi nghĩ rằng, tùy thực tế của địa phương nên giảm bớt đầu mối, chuyển về bệnh viện, mặc dù một số Phòng khám chăm sóc sức khỏe khá lớn ở một số tỉnh thì rất khó, còn lại về bệnh viện đa khoa, đặc biệt nên tranh thủ cán bộ của tỉnh cũng như trang thiết bị, còn phòng khám cũ ở ngoài có thể giữ như phòng khám gia đình,” Trưởng Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Trung ương chỉ rõ.

Bà Tiến cho biết: “Vì vậy, tuỳ thực tế của địa phương, nên giảm bớt đầu mối, chuyển về bệnh viện đa khoa, nên tranh thủ cán bộ của bệnh viện tỉnh. Chúng tôi mong muốn rằng, các đợt khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm hoặc 1 lần/năm nên tập trung ở bệnh viện để có cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại và có bác sỹ chuyên môn cao.”/.