dam bao an toan dap dan cu va co so ha tang vung ha du cong trinh ho nui coc
Ảnh toàn cảnh Hồ Núi Cốc nhìn từ vệ tinh

Theo Công điện. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu:

1. Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lưu lượng đến, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa, diễn biến sự cố thấm qua hai vai đập và qua đập chính; chủ động thông tin, cảnh báo cho người dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở hạ du biết sự cố của hồ để chủ động các biện pháp phòng tránh, nghiêm cấm người dân, gia súc đi lại trên mái đập.

- Chủ động xả nước hồ chứa để hạn chế phát triển của sự cố và ngập lụt vùng hạ du.

- Khẩn trương hoàn thành phương án xử lý cấp bách đảm bảo an toàn hồ Núi Cốc, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để triển khai thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 1569/QĐ-UBND ngày 14/6/2017; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai thực hiện đảm bảo an toàn công trình trong đợt mưa lũ này và mùa mưa lũ 2017 khi có yêu cầu.

- Báo cáo 01 ngày/1 lần về mực nước hồ, diễn biến, tiến độ xử lý sự cố đập, công tác đảm bảo an toàn hạ du về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo số điện thoại: 0208.3737.113; Fax: 02083.851.318; Email: trucbaotn@gmail.com .

2. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão công trình hồ Núi Cốc.

Khẩn trương phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy; kiểm tra giám sát, phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên xử lý cấp bách đảm bảo an toàn hồ Núi Cốc; triển khai phương án phòng chống lụt bão theo quy định và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các phương án phòng chống lụt bão đối với công trình hồ Núi Cốc.

3. UBND Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.

- Rà soát và sẵn sàng triển khai phương án di dân, bảo vệ công trình đê điều, cơ sở hạ tầng vùng hạ du trong trường họp xả lũ, nhất là xả lũ lớn, vỡ đập đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, hệ thống đê điều, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, thông tin kịp thời cảnh báo, thông báo đến người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng khi có sự cố xảy ra đế biết chủ động phòng tránh.

- Trực ban nghiêm túc 24/24h; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão khi được huy động

4. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Thường xuyên nắm bắt thông tin, kiểm tra, báo cáo kịp thời mực nước hồ, diễn biến, tiến độ xử lý sự cố đập, công tác đảm bảo an toàn hạ du của các đơn vị liên quan về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Văn phòng Ban chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng ủy ban Quốc gia TKCN.

5. Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên tăng cường thời lượng các bản tin về tình hình mưa, lũ, cảnh báo để người dân chủ động có biện pháp phòng tránh./.