Tại phiên họp, đại biểu Bùi Thị Thủy (Thanh Hóa) đặt ra câu hỏi: “Hiện nay việc cấp giấy khen dần mất giá trị vì điểm số cho quá dễ, tỷ lệ học sinh khá giỏi quá nhiều, đó là biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục. Bộ trưởng cho biết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này và giải pháp”?

cuoi nam hoc chau nao cung co giay khen bo truong noi gi
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Phùng Xân Nhạ thừa nhận rằng bệnh thành tích trong giáo dục đã có từ lâu. “Ngành cũng đã nói không với bệnh thành tích, nhưng không dừng lại ở việc quy định mà còn liên quan đến văn hóa, thói quen. Chúng tôi đã có văn bản bỏ rất nhiều cuộc thi, không tính điểm các cuộc thi vào thành tích. Những thầy cô nào có sáng tạo sẽ được khuyến khích, biểu dương chứ không đăng ký thành tích”, Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đại biểu cho rằng hiện nay phổ biến tình trạng học tủ, học lệch, học sinh chỉ tập trung học những môn thi, môn không thi bị bỏ ngỏ.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, thực tế vẫn có hiện tượng học tủ, học lệch. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến tại các trường chuyên. “Nhiều bố mẹ chỉ tập trung cho con học môn chuyên để đỗ đạt. Chúng tôi không đồng ý về vấn đề này. Giáo dục phổ thông là giáo dục toàn diện. Do đó, cần giáo dục cả đức, trí, thể, mỹ, học để làm người, chứ không chỉ đơn giản là học để thi”, bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng khẳng định trong thời gian tới sẽ giám sát nghiêm ngặt, không để xảy ra tình trạng học tủ, học lệch, giáo dục toàn diện chứ không chỉ học để thi./.