chup cat lop vi tinh co lam tang nguy co ung thu khong

Các bác sĩ được khuyên chỉ nên chụp CT khi thấy thực sự cần thiết trên lâm sàng.

Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về khả năng tác dụng phụ, cụ thể là tăng nguy cơ ung thư. Trong nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu từ Hà Lan đã đánh giá nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và u não sau khi tiếp xúc với bức xạ từ chụp CT khi còn nhỏ.

Bài báo có tựa đề "Phơi nhiễm bức xạ từ chụp CT nhi khoa và nguy cơ ung thư về sau ở Hà Lan" được công bố trên tạp chí Journal of the National Cancer

Nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ 168.394 trẻ em Hà Lan đã chụp CT một hoặc nhiều lần từ năm 1979 đến năm 2012. Trong khi thấy không có mối liên quan với bệnh bạch cầu, thì nguy cơ u não có liên quan đến lượng bức xạ trong liều tới não. Nguy cơ tương đối tăng từ 2 đến 4 lần với những liều bức xạ cao nhất.

Việc rút ra kết luận từ các nghiên cứu như vậy vẫn là một thách thức, Michael Hauptmann, Viện Ung thư Hà Lan, người đứng đầu nghiên cứu.

Một là, CT scan có thể được sử dụng để xác định các tình trạng bệnh liên quan đến tăng nguy cơ khối u. Vì vậy, hạn chế chính là nhóm bệnh nhân được chụp có thể có tỷ lệ mắc các khối u não vỗn đã cao hơn so với những người khác.

"Tuy nhiên, đánh giá thận trọng của chúng tôi về dữ liệu và bằng chứng từ các nghiên cứu khác chỉ ra rằng tiếp xúc với phóng xạ liên quan đến chụp CT làm tăng nguy cơ khối u não", Hauptmann nói. "Thận trọng cân nhắc việc chụp CT ở trẻ em và tối ưu hóa liều, như được thực hiện ở nhiều bệnh viện hiện nay, là thiết yếu để giảm thiểu rủi ro".

Trẻ em nhạy cảm với phóng xạ hơn người lớn, theo FDA. Do đó các thầy thuốc được khuyên nên sử dụng các kỹ thuật hình ảnh y học đã điều chỉnh để thực hiện liều phóng xạ thấp nhất có thể.

Nhưng bất chấp sự gia tăng nguy cơ ung thư, số trường hợp ung thư tăng thêm thực sự do phơi nhiễm phóng xạ là rất nhỏ. Các nghiên cứu tương tự đã đảm bảo rằng những lợi ích của chụp CT vượt xa những nguy cơ nhỏ.

Nhưng công nghệ này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết và có lý do chính đáng về mặt lâm sàng - một khuyến nghị không phải lúc nào cũng được tuân theo.

Thomas Pranikoff, bác sĩ ngoại nhi của Bệnh viện Nhi Brenner ở Bắc Carolina giải thích: “Mọi người thường không chú ý nhiều vào các kỹ năng lâm sàng như khai thác tiền sử bệnh nhân và khám thực thể.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhi chỉ cần được theo dõi trong một môi trường an toàn. Nhưng cha mẹ có thể thúc giục chụp CT không cần thiết để nhận chẩn đoán nhanh hơn. "Họ muốn có câu trả lời ngay lập tức và điều đó đặt rất nhiều áp lực lên các bác sĩ", ông nói.

Nếu có chỉ định chụp CT, bệnh nhân và phụ huynh nên nói chuyện với bác sĩ và hiểu lý do tại sao. Nếu cần, họ có thể hỏi về các biện pháp thay thế khác.