Kỷ niệm 45 năm ngày hy sinh của các anh hùng liệt sỹ ở hang Tám Cô, đường 20 Quyết Thắng, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (14/11/1972- 14/11/2017), tối 26/11, tại Di tích lịch sử hang Tám Cô, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ”.

chuong trinh nghe thuat dac biet tieng chuong goi hon trinh nu

Các đại biểu tham dự chương trình.

Các Uỷ viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thế Kỷ - Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Nguyễn Ngọc Thiện- Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hoàng Đăng Quang - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; thân nhân các gia đình liệt sĩ hy sinh tại Hang Tám Cô, đường 20 Quyết Thắng cùng đông đảo người dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tham dự chương trình.

Mở đầu chương trình, các đồng chí lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương trao quà lưu niệm tặng thân nhân gia đình 13 liệt sĩ hy sinh tại Hang Tám Cô, đường 20 Quyết Thắng cách đây 45 năm.

chuong trinh nghe thuat dac biet tieng chuong goi hon trinh nu

Trao quà cho thân nhân 13 gia đình liệt sĩ hy sinh tại Hang Tám Cô- Đường 20 Quyết thắng.

Nội dung chương trình gồm 4 phần: Tưởng niệm; Hang Tám Cô - Đường 20 Quyết Thắng; Trao hài cốt anh hùng liệt sĩ hy sinh ở Hang Tám Cô cho 8 gia đình liệt sĩ và "Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ".

Chương trình do các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát kịch nói Quân đội, Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn Thanh Hóa, Nhà hát kịch Nam Định, Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế, Đoàn nghệ thuật truyền thống Quảng Bình thực hiện.

chuong trinh nghe thuat dac biet tieng chuong goi hon trinh nu

Tiết mục nghệ thuật trong chương trình.

Chương trình là câu chuyện cảm động về những nữ thanh niên xung tuổi đời còn rất trẻ, mang trong mình lý tưởng cách mạng, khát vọng sống, khát vọng yêu đương. Bối cảnh là Hang Tám Cô, trên đường 20 Quyết Thắng, những nam thanh, nữ tú quê ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vượt hàng trăm cây số vào chiến trường phía Tây tỉnh Quảng Bình.

Họ vừa làm nhiệm vụ, vừa cùng mơ về tổ ấm gia đình, mặc cho bom rơi đạn nổ. Rồi cả đội ào ạt chạy đến Hang Tám Cô, tất cả sững lại nhìn cửa hang bị đá lấp vùi. Tất cả đứng chết trân trong im lặng. Đó cũng là những gì diễn ra vào chiều đông ngày 14/11/1972.

Ông Lê Quốc Trương, em trai liệt sĩ Lê Thị Lương ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, chị gái ông đi thanh niên xung phong vào chiến trường năm 16 tuổi đã vĩnh viễn nằm lại với núi rừng Trường Sơn. Khi được mời đi dự chương trình, ông Trương rất cảm động. Qua chương trình, ông thấy các cấp, các ngành quan tâm đến cuộc sống các thân nhân liệt sỹ rất xứng đáng với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, vì đất nước. Đây cũng là tấm gương để con cháu sau này noi theo, học tập.

chuong trinh nghe thuat dac biet tieng chuong goi hon trinh nu

Hoạt cảnh sân khấu hóa cảnh sinh hoạt của các chiến sĩ thanh niên xung phong.

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh, tác giả kịch bản và tổng đạo diễn chương trình cho biết, chương trình là mạch chuyện tâm linh trong hương khói từ đầu đến cuối, khắc họa chân dung những thanh niên xung phong khao khát yêu đương, khao khát sống và sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.

“Chương trình có 3 điểm lạ. Thứ nhất là một chương trình lớn như vậy mà không có MC và cũng không có đọc diễn văn. Thứ hai là chương trình được diễn ra trong khói hương. Điểm mới thứ 3 là chúng tôi đã sử dụng lực lượng diễn viên kịch chứ không phải ca, múa, nhạc để đẩy toàn bộ số phận của thanh niên xung phong vào câu chuyện của thời kỳ đó, thời kỳ gian khổ nhưng khao khát sống, khao khát yêu thương và sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc” – nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết thêm./.