cac sieu may tinh nhanh nhat the gioi chay he dieu hanh gi
Một phần nhỏ của siêu máy tính Blue Gene/P của IBM​

Linux từ lâu đã là nền tảng thống trị trên các "siêu máy tính" (supercomputer) có tốc độ nhanh nhất thế giới nhờ tính ưu việt của nó. Theo khảo sát gần đây, con số này đã gần chạm tới mốc tuyệt đối, khi theo ghi nhận có đến 498 trong tổng số 500 "siêu máy tính" xếp hạng cao nhất trên thế giới sử dụng hệ điều hành Linux.

Được biết, hai mẫu "siêu máy tính" không sử dụng Linux trong danh sách hiện đang chạy IBM AIX - một biến thể của nền tảng Unix, và xếp hạng thứ 386 và 387. Tuy nhiên có thể chúng sẽ sớm bị loại bỏ khỏi danh sách, vì các "siêu máy tính" chạy Linux đang phát triển mạnh mẽ và có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Theo báo cáo, hiện có khoảng 1/4 hệ thống máy tính trong danh sách có tốc độ nhanh hơn 1 petaflop, nắm giữ 117 vị trí đầu tiên. Vào năm 2015, chỉ có 81 thiết bị vượt qua cột mốc này. Nằm dưới cùng của danh sách, hệ thống chạy chậm nhất cũng đạt tốc độ 349,3 teraflop, cao hơn nhiều so với con số 206,3 teraflop ghi nhận vào tháng 11 năm ngoái.

cac sieu may tinh nhanh nhat the gioi chay he dieu hanh gi
Cray-2; máy tính nhanh nhất thế giới trong những năm từ 1985–1989.

Tờ ZDNet nhận định: "Cứ theo đà này, chỉ khoảng 1 năm nữa, các "siêu máy tính" chạy Linux sẽ hoàn toàn thống trị danh sách, và có tốc độ tối thiếu vượt qua 434,8 teraflop." Hiện đứng ở vị trí 1 và 2 đều là những "siêu máy tính" của Trung Quốc. Kế đến là 3 hệ thống máy tính của Mỹ.

Danh sách 500 "siêu máy tính" nhanh nhất thế giới lần đầu tiên được thống kê vào năm 1993. Khi đó, Linux thậm chí còn chưa góp mặt vào danh sách này. Kể từ khi lần đầu xuất hiện vào năm 1998 cho tới nay, Linux luôn thống trị top 10 những "siêu máy tính" có tốc độ nhanh nhất thế giới.

cac sieu may tinh nhanh nhat the gioi chay he dieu hanh gi
"Siêu máy tính" của Trung Quốc đang nắm giữ 2 vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng, tiếp đến là các "siêu máy tính" của Mỹ

Cụm từ "siêu máy tính" (supercomputer) lần đầu tiên xuất hiện trong một bài báo của tờ New York World vào năm 1929 dùng để chỉ các bảng tính khổng lồ mà IBM thiết lập ở Đại học Columbia. Giờ đây, nó được dùng để chỉ một hệ thống máy tính vượt trội trong khả năng và tốc độ xử lý.

Siêu máy tính hiện nay có tốc độ xử lý hàng nghìn teraflop (1000 teraflop = 1 petaflop). Trong đó chỉ riêng một teraflop đã tương đương với hiệu suất một nghìn tỷ phép tính/giây, hay bằng tổng hiệu suất của khoảng 6.000 chiếc máy tính hiện đại nhất hiện nay gộp lại (một máy có tốc độ khoảng từ 3-3,8 gigaflop).