bao trung quoc cao buoc cac the luc nuoc ngoai dang gay bat on tai hong kong
Hàng trăm nghìn người tham gia cuộc biểu tình ngày 9/6 (Ảnh: Reuters)

Trong một bài xã hội đăng tải sáng ngày 10/6, Nhật báo Trung Quốcnói dự luật dẫn độ là rất cần.

“Bất kỳ một người bình thường cũng thấy rằng dự luật sửa đổi là một dự luật hợp pháp và hợp lý sẽ giúp củng cố luật pháp của Hong Kong và đem lại công bằng”, bài báo viết. “Nhưng không may, một số người Hong Kong đã được phe đối lập và các thế lực nước ngoài hỗ trợ để ủng hộ chiến dịch chống dẫn độ”.

Hàng trăm nghìn người tại Hong Kong ngày 9/6 đã đổ xuống các con phố để phản đối dự luật dẫn độ trong cuộc biểu tình lớn nhất ở trung tâm đặc khu hành chính này nhiều năm qua. Cảnh sát cho biết khoảng 240.000 người đã tham gia biểu tình. Nhưng các nhà tổ chức nói hơn 1 triệu người đã tham gia, và nếu được xác nhận thì đây trở thành cuộc biểu tình lớn chưa từng có tại Hong Kong trong 20 năm.

Sau khi các cuộc tuần hành kết thúc trong hòa bình, xô xát đã xảy ra giữa hàng trăm người biểu tình và cảnh sát. Những người biểu tình, một số đeo bịt mặt, đã cố gắng xông vào khu tòa nhà của Hội đồng Lập pháp, làm đổ các hàng rào chắn kiểm soát đám đông và cảnh sát chống bạo động đã phải sử dụng dùi cui và hơi cay. Các video và hình ảnh được đăng tải cho thấy cuộc đối đầu giữa người biểu tình và cảnh sát rất căng thẳng vào đêm qua và rạng sáng nay quanh trụ sở cơ quan lập pháp.

Chính quyền Hong Kong đã đưa ra một dự luật cho phép dẫn độ các nghi phạm bị truy nã tới Trung Quốc đại lục, Macau và đảo Đài Loan, và 20 quốc gia mà Hong Kong đã ký các hiệp ước dẫn độ.

Dự luật đã gây tranh cãi dữ dội tại Hong Kong, với các ý kiến chỉ trích cho rằng nó làm suy yếu tính độc lập của hệ thống tư pháp Hong Kong, vốn tồn tại riêng biệt so với hệ thống tư pháp của Trung Quốc đại lục. Nhiều người bày tỏ lo ngại rằng việc dẫn độ các nghi phạm tới Trung Quốc sẽ khiến họ đối mặt với việc xét xử không công bằng và minh bạch.

Hong Kong đã được Anh trao trả cho phía Trung Quốc quản lý vào năm 1997 với các cam kết về quyền tự trị và các quyền tự do khác, trong đó có một hệ thống pháp lý riêng.

Nhật báo Trung Quốc nói rằng một số người biểu tình tại Đặc khu hành chính (SAR) đã bị nhầm lẫn về các thay đổi được đề xuất trong dự luật, trong khi những người khác cố gắng lại muốn thúc đẩy một chương trình chính trị.

“Họ không nhận ra đằng phe đối lập đang dùng họ như những con tốt để đạt được các mục đích chính trị bằng cách làm tổn hại tín nhiệm và danh tiếng của chính quyền SAR, hoặc một số thế lực nước ngoài nào đó đang nhân cơ hội này để thực hiện chiến lược riêng nhằm làm tổn hại Trung Quốc bằng cách cố gây bất ổn tại Hong Kong”, bài báo viết.

Liên quan tới dự luật gây tranh cãi tại Hong Kong, các chính phủ nước ngoài đã bày tỏ quan ngại, cảnh báo về sự ảnh hưởng của nó đối với vị thế của Hong Kong là một trung tâm tài chính quốc tế, và rằng người nước ngoài bị truy nã tại Trung Quốc có nguy cơ bị bắt tại Hong Kong.

Một tờ báo khác của Trung Quốc, Thời báo Hoàn Cầu, hôm nay cũng viết rằng các nhóm đối lập tại Hong Kong và những người ủng hộ ủng hộ quốc tế của các nhóm này đã “thổi phồng các hoạt động lật pháp bình thường” của Hong Komg.

Tờ báo cũng nói chính quyền Hong Kong sẽ không lùi bước.

Trong khi đó, tại đại lục, thông tin về các cuộc biểu tình ở Hong Kong hầu như không được nhắc tới. Các tìm kiếm trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, chỉ cho ra kết quả là các bài viết của các báo Hong Kong ủng hộ Bắc Kinh. Các bản tin của BBC và CNN đưa tin về cuộc biểu tình tại Hong Kong cũng bị cắt sóng.