Ngoại ô Kiev, giữa các ga tàu điện ngầm Nyvky và Sviatoshyn của thành phố, có một khu phức hợp công nghiệp vắng lặng mà người ta đi qua nhiều lần cũng không biết rằng nơi đây đang chứa đựng một bí mật. Manh mối duy nhất có lẽ là kích thước của khu nhà, nơi chứa trong nó một trong những thành quả vĩ đại của ngành hàng không Liên Xô. Chiếc máy bay lớn nhất thế giới chưa bao giờ được hoàn thành - chiếc Antonov An-225 thứ hai. Máy bay Antonov An-225 được các công trình sư Liên Xô nghiên cứu và phát triển trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh. Đây là chiếc máy bay vận tải khổng lồ thách thức trọng lực và là biểu tượng của Xô Viết nhằm khẳng định sự thống trị bầu trời của phương Đông.

an 225 giac mo dang do tu thoi chien tranh lanh
Cho đến ngày nay, chiếc An-225 (Mriya) vẫn là chiếc máy bay duy nhất được chế tạo hoàn thiện (Ảnh Jetphotos)

Cho đến nay, chỉ có duy nhất một chiếc An-225 được hoàn thiện bởi công ty Antonov có trụ sở tại Kiev. Nó được đặt tên là Mriya - theo tiếng Ukraine có nghĩa là Giấc Mơ. Chiếc máy bay này cất cánh lần đầu tiên vào năm 1988 và được khai thác kể từ khi đó. Chiếc máy bay này thu hút rất đông người hâm mộ ở bất cứ nơi nào nó đến. Việc xây dựng một chiếc máy bay thứ hai được triển khai ngay sau đó, một người chị em với chiếc Mriya. Nhưng khi mà chiếc Mriya đang phá nhiều kỷ lục thế giới trên bầu trời thì người chị em song sinh của nó vẫn chỉ là những mảnh ghép và chỉ có thể mơ một giấc mơ tung cánh.

an 225 giac mo dang do tu thoi chien tranh lanh
khổng lồ - chiếc An-225 thứ hai chưa được hoàn thành (Ảnh 9 News)

Số phận của chiếc máy bay An-225 này là một câu chuyện hấp dẫn về tham vọng lớn cùng với những sự thất vọng không hề nhỏ trong lịch sử đầy biến động của Ukraine thời hậu Xô Viết. Câu chuyện chưa thực sự kết thúc, khi mà mới đây Antonov vẫn lạc quan về một ngày hòa thiện chiếc máy bay An-225 thứ hai này, một trong những tuyệt tác của ngành hàng không thế giới. Câu chuyện về chiếc máy bay An-225 bắt đầu từ thập niên 1960 và 1970 khi mà Liên Xô và Mỹ đang quay cuồng trong cuộc đua bay vào vũ trụ. Cuối những năm 1970, nhu cầu vận chuyển các phương tiện, thiết bị siêu trường, siêu trọng từ nơi lắp ráp đến sân bay vũ trụ Baikonur, nằm sâu trong sa mạc của Kazakhstan. Hàng hóa được đề cập đến ở đây chính là chiếc tàu con thoi Buran. Vào thời điểm đó, không có một máy bay hay phương tiện nào có thể vận chuyển được nên cơ quan vũ trụ Liên Xô khi đó đã đặt hàng Antonov nghiên cứu một phương tiện có thể đáp ứng được các nhu cầu nói trên. Đề án An-225 được đưa ra và đạt được những thành công rực rỡ trong quá trình thử nghiệm. Ngày 21/12/1988, ba năm sau khi dự án được chắp bút, chiếc Mriya đã vận chuyển an toàn tàu con thoi Buran đến Baikonur. Cho đến ngày nay, Mrriya vẫn là chiếc máy bay nặng nhất từng được chết tạo. Với 6 động cơ phản lực, nó có trọng lượng cất cánh tối đa tới 250 tấn. Nó có thể mang hàng hóa bên trong khoang hoặc trên lưng. An-225 vẫn luôn tự hào về sải cảnh lớn nhất của một chiếc máy bay từng được con người chế tạo. Với kích thước khổng lồ của mình, các phi công cần được đào tạo và huấn luyện đặc biệt để đáp ứng được những rắc rối khi điều khiển An-225. Một trong những rắc rối ấy là khả năng hạ thấp mũi máy bay để tải hàng hóa lên máy bay, vốn được gọi là "voi múa".

an 225 giac mo dang do tu thoi chien tranh lanh
An-225 cõng trên lưng tàu con thoi Buran (Ảnh AAP)

Với sự thành công ngoài mong đợi của Mriya, Liên Xô khi đó đã có hẳn kế hoạch chế tạo thêm 3 chiếc An-225 khác và chiếc máy bay thứ hai được khởi công vào năm 1989 với nhiều kỳ vọng. Nhưng, Liên Xô sụp đổ năm 1991, cùng với đó là chương trình không gian của Liên Xô cũng tan vỡ theo. Trong sự hỗn loạn của tình hình mới ở các nước Đông Âu, việc sản xuất chiếc An-225 vẫn được cố gắng duy trì nhưng cuối cùng bị dừng hẳn vào năm 1994. Trong khi nhà sản xuất Antonov vẫn còn đó nhưng nguồn kinh phí cho dự án đầy tham vọng không còn được chu cấp bởi Nhà nước nữa, kéo theo dự án trở thành dang dở. Bối cảnh chính trị cũng đã thay đổi, kéo theo sự hiện diện của chủng loại máy bay An-225 không còn phù hợp. Sự chấm dứt cạnh tranh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ kết thúc đột ngột kéo theo cuộc đua thiết lập các biểu tượng kỹ thuật công nghệ lớn hơn, mạnh hơn cũng kết thúc. Khả năng của chiếc An-225 cũng đột nhiên bị coi vượt quá nhu cầu với ngành hàng không hiện đại, một chiếc máy bay khổng lồ (chiếc Mriya) là quá đủ. Với rất ít hàng hóa quá khổ cần được vận chuyển, một chiếc An-124 Ruslan có tải trọng 150 tấn có thể đảm đương tốt nhiệm vụ.

an 225 giac mo dang do tu thoi chien tranh lanh
Chiếc An-225 chưa hoàn thành để lộ phần bánh trước có thể hạ thấp xuống để dễ dàng tải hàng hóa vào trong khoang (Ảnh 9 News)

Cùng với đó là khi Ukraine rơi vào cuộc cách mạng năm 2014 khiến cho quan hệ với LB Nga trở nên bất hòa, họ đã mất đi một nhà cung cấp phụ tùng và thiết bị quan trọng cho việc tái lập An-225, tương lai của chiếc máy bay lớn nhất trở nên mù mịt. Tuy nhiên, theo các kỹ sư của Antonov, việc hoàn thiện chiếc An-225 thứ hai với những gì hiện có là khá đơn giản. Cùng với sự quan tâm ngày càng tăng cao khi mà việc nghiên cứu vũ trụ được tư nhân quan tâm nhiều hơn. "Khi có nhu cầu chuyên trở hàng hóa có tải trọng lớn tăng cao, nhu cầu hoàn thành chiếc máy bay thư hai sẽ trở nên rõ rệt và nguồn vốn đầu tư sẽ xuất hiện", Gennadiy Silchenko, giám đốc chương trình An-225 của Antonov nói. Theo tính toán chiếc An-225 thứ hai đã hoàn thành được khoảng 70% công việc. Tất cả các thành phần cấu tạo nên chiếc máy bay này đã được sản xuất bao gồm thân, cánh, mũi và đuôi máy bay. Và với khoảng 250 đến 300 triệu USD đầu tư, chiếc máy bay này sẽ được hoàn thành. Với khoản đầu tư này, các bộ phận hiện có sẽ được kết nối, hệ thống điều khiển sẽ được phát triển và bộ ổng định sẽ được hoàn thành. Cuối cùng, nó sẽ sẵn sàng chinh phục bầu trời. Hiện tại, chiếc máy bay này đang được niêm cất cẩn thận nên nếu được hoàn thành nó sẽ đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật, sẽ không có giới hạn nào về khả năng của nó. Trung Quốc cũng đã bày tỏ sự quan tâm của mình tới việc hoàn thành viêc chế tạo chiếc máy bay này vào năm 2016. Nhưng vì gặp phải những trở ngại khi vận chuyển các bộ phận máy bay này đến Trung Quốc nên kế hoạch này đã bị dừng lại. Ông Silchenko nói thêm công ty Antonov vẫn tiếp tục cởi mở với các lời đề nghị hợp tác nhưng chiếc máy bay chỉ có thể được hoàn thành tại Kiev. Nếu như các thành phần của chiếc máy bay này rời khỏi Kiev, sẽ không tránh khỏi sự sao chép và những bí mật công nghệ sẽ khó có thể được giữ kín. Hiện nay, An-225 đang nắm giữ 240 kỷ lục thế giới bao gồm khả năng vận chuyển hàng hóa nặng nhất và mang theo thể tích hàng hóa lớn nhất. Nó cũng giành được sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là với khả năng của mình, nó được các tổ chức nhân đạo, các chương trình nhân đạo quan tâm. Nhưng, giới phân tích hàng không hoài nghi khả năng chiếc An-225 thứ hai được hồi sinh. Nga hiện nắm giữ nhiều công nghệ quan trọng để tái sản xuất An-225. Ngoài ra, nhu cầu về máy bay vận tải khổng lồ như An-225 là rất ít./.